Điểm mặt 6 loại quả nhân đôi dinh dưỡng khi nấu chín, chữa nhiều chứng bệnh hiệu quả

ngày 05/05/2021

Táo

Táo là loại quả chứa nhiều pectin, có lợi trong việc loại bỏ độc tố, hấp thụ hiệu quả chất độc, chất thải trong ruột và giảm táo bón. Khi được nấu chín, táo có tác dụng giảm các triệu chứng tiêu chảy, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

Táo nấu chín làm mềm chất xơ pectin, giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, chất polyphenol chứa trong táo cũng được tăng lên. Đây là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ mạch máu, ổn định huyết áp, kiểm soát lượng đường, chống viêm và khử trùng.

Cách nấu: Rửa sạch 1 quả táo, bỏ lõi, thái khúc và cho vào nồi. Sau đó thêm 800 ml nước, đun sôi trong khoảng 20 – 30 phút, rồi nêm đường phèn hoặc đường nâu.

Bưởi

Đây là loại quả yêu thích của nhiều người, có tính mát, vị ngọt giúp điều khí, hóa đàm, dưỡng phổi, dưỡng huyết, cải thiện tình trạng chán ăn, khó tiêu. Bên cạnh đó, bưởi cũng rất hữu ích trong việc làm lành vết thương, có tác dụng bổ trợ đối với nhiễm trùng huyết.

Chất sinh lý corticoside có khả năng giảm độ nhớ trong máu cũng như sự hình thành huyết khối, nhờ vậy giúp con người phòng ngừa các bệnh liên quan tới mạch máu não. Thịt bưởi tươi tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Trong khi đó, vỏ bưởi chứa nhiều loại flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh.

Cách nấu: Bóc sạch vỏ bưởi, sau đó khía múi cau, cho vào hấp cách thủy rồi ăn cùng mật ong.

Loại quả này có tác dụng lớn trong việc giữ ấm phổi, giảm ho, dưỡng âm, bổ khí, thanh nhietj và tiêu đờm. Dù vậy, lê co tính lạnh, dễ gây rối loạn tiêu hóa cho những người tỳ vị hư hàn nếu ăn nhiều. Tính lạnh của lê sẽ được loại bỏ thông qua việc nấu chín.

Cách nấu: Rửa sạch 2 quả lê, cắt thành miếng vừa ăn. Tiếp đó cho lê và 100g gạo tẻ vào nồi, đổ vào một lượng nước phù hợp rồi đun số hỗn hợp để tạo thanh cháo lê, ăn vừa ngon vừa bổ. Bạn có thể cho thêm đường phèn nếu muốn.

Cam

Tinh dầu có trong vỏ cam có khả năng giảm ho, giảm đờm, phù hợp cho những người bị ho mãn tính, đau họng, khô miệng và đắng miệng. So với ăn trực tiếp, cam nấu chín mang lại hiệu quả dinh dưỡng và chống ho tốt hơn mà không có tác dụng phụ.

Cách nấu: Sau khi rửa sạch cam, đem ngâm nước muối loãng trong vòng 20 phút, rồi cắt đầu cam, dùng đũa chọc vài lần vào cùi cam. Tiếp đó, bạn rắc chút nuối xung quanh và cho cam vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.

Táo tàu

Táo tàu tươi ăn rất ngon, vừa giòn vừa ngọt nhưng nếu ăn sống quá nhiều thì có thể khiến dạ dày bị kích thích. Thay vì ăn sống, bạn nên đem táo tàu nấu với hạt sen. Món ăn này có tác dụng bổ phổi, có thể dùng nóng hoặc lạnh.

Cách nấu: Chuẩn bị 100g táo tàu, 100g hạt sen khô và 300g đường phèn. Mang táo đi rửa sạch rồi ngâm nước ấm, tới khi táo nở ra thì vớt ra để ráo. Hạt sen mang rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, rồi vớt ra và xả nước lạnh để món ăn không bị đục. Sau khi thực hiện xong các công đoạn trên, cho khoảng 1,5 lít nước vào nội, cho đường phèn vào đun. Đợi khi đường phen tan hết, cho táo tàu vào nấu sôi khoảng 5 phút, rồi tắt bếp và cho hạt sen vào.

Táo gai

Táo gai là loại quả tốt cho lá lách và kích thích tiêu hóa nhưng lại chứa hàm lượng axit khá lớn, dễ gây kích ứng dạ dày khi ăn trực tiếp. Vì thế, bạn nên đem táo gai đi nấu chín. Việc này sẽ giúp giảm lượng chất kích ứng, đồng thời tăng lượng flavonoid, có tác dụng giúp lưu thông mạch máu, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch.

Cách nấu: Sau khi rửa sạch táo gai, hãy cắt bỏ lõi rồi cho vào nồi đun sôi cùng nước trong 5 phút. Bạn có thể nấu với đường phèn nếu thích vị ngọt.

Nguồn ĐS&PL