Nếu thấy những loại thực phẩm này mọc mầm, bạn đừng vội vứt đi vì chúng không hề độc mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá.
Tỏi mọc mầm
Tỏi mọc mầm không hề gậy hại mà còn rất tốt cho sức khỏe. Mầm tói chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Ngoài ra, nó còn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin A, C...
Do đó, khi thấy tỏi mọc mầm, bạn đừng vội vứt đi. Nếu củ tỏi không bị mốc hay vàng héo, bạn vẫn có thể sử dụng chúng để chế biến món ăn như bình thường.
Đỗ xanh mọc mầm
Đỗ xanh mọc mầm thường được biết tới với tên gọi là giá đỗ. Giá đỗ được sử đụng dể ăn sống hoặc trong các món xào, món canh. Giá chứa năng lượng thấp, ít chất béo, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm mỡ và giảm cholesterol xấu trong máu. Không chỉ vậy, giá đỗ còn giàu vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ chức năng sinh lý của cả nam giới và phụ nữ.
Đỗ tương mọc mầm
Ảnh minh họa
Đỗ tương là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho cơ thể. Khi đỗ tương mọc mầm, chúng ta vẫn có thể sử dụng chúng để chế biến thành sữa, vừa ngon lại giàu dưỡng chất. Tương tự như giá làm từ đỗ xanh, bạn có thể sử dụng giá đỗ tương để xào hoặc nấu canh.
Mầm gạo lứt
Mầm gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Loại thực phẩm này được sử dụng ở nhiều quốc gia, nhất là Nhật Bản.
Mầm đậu Hà Lan
Không giống các loại hạt khác khi nảy mầm sẽ sinh ra độc tố, mầm đầu Hà Lan chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Khi thấy đậu Hà Lan mọc mầm, bạn đừng vội vứt đi mà hãy giữ chúng lại để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng cho cả gia đình.
Hạt tam giác mạch mọc mầm
Hạt tam giác mạch nẩy mầm chứa nhiều dinh dưỡng có khả năng làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ. Hàm lượng chất xơ trong mầm tam giác mạch cao nên giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.