Nấu nước hầm xương cho bé là mẹ đang hại trẻ mà chẳng ai ngờ tới

ngày 10/07/2020

Ảnh minh họa

Có không ít bà mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Các mẹ này tin rằng, vị ngọt của nước dùng sẽ giúp con ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa; đồng thời nước hầm xương sẽ có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Vậy như, có không ít mẹ cảm thấy bực mình và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng cân.

Đối với trẻ nhỏ, việc hấp thụ chất béo là một điều cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. So với lúc sinh, cân nặng của bé sẽ tăng dần, gấp 3 khi bé trong 1 tuổi và tăng gấp 4 lần lúc bé 2 tuổi. Từ 6 tháng đến 3 tuổi, trọng lượng của bộ não tăng lên đến mức bằng 80% so với bộ não của người trưởng thành.

Từ năm thứ 3 trở đi, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng chậm dần và đến năm 6 tuổi, cáu trúc kết nối của bộ não đã gần như hoàn thiện. Trong khi đó, chất béo chiếm khoảng 70-85% cấu trúc não và dây thần kinh. Vì vậy trong thời gian này trẻ cần được bổ sung lượng chất béo phù hợp.

Mặc dù, nước hầm xương cũng chứa nhiều chất béo nhưng đó chỉ là chất béo động vật, khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bị tiêu chảy. Chính vì vậy, quan điểm dùng nước hầm xương để nấu cháo, nấu bột cho trẻ là hoàn toàn sai lầm.

Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Canxi là một thành tố quan trọng trong cấu trúc xương và răng, giúp xương bé phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng chiều cao. Khi ninh xương lượng canxi trong xương không có nhiều và không thể ra nước 100% được. Ngoài ra, canxi có trong xương ống chủ yếu là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không thể hấp thụ. Do đó bé dễ còi xương, chậm mọc răng khi mẹ thường xuyên dùng nước hầm xương chế biến đồ ăn cho con.

Khi nấu cháo cho bé, mẹ chỉ cho con ăn nước dùng mà không có rau, thịt, sẽ làm cho trẻ dễ nuốt. Nhưng về lâu dài, chế độ ăn như vậy sẽ khiến trẻ lười nhai, hay ngậm thức ăn và dẫn đến chán ăn.

Trong tủy xương lại có nhiều chất béo, đây là loại chất béo động vật, rất khó tiêu hóa. Do đó, các em bé dưới 1 tuổi mà ăn nước xương hầm nhiều sẽ không hấp thụ được. Thậm chí bé ăn nhiều sẽ gây đi ngoài hoặc phân sống.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, trong xương cũng có nhiều calci nhưng là calci vô cơ, cơ thể bé không thể hấp thu được. Điều này các mẹ có thể nhìn thấy rõ nhất bằng mắt thường khi ninh xương nước xương hầm sẽ nổi lên nhiều váng mỡ trên bề mặt.

Chính vì thế, ngoài thơm và ngọt ra, nước xương hầm không có đủ dinh dưỡng cho bé. Chưa kể cũng có thể gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, ngoài ra còn có khả năng gây thiếu đạm, vitamin E, A, K, D, sắt, kẽm… khiến các bé kết thân nhiều với nước xương hầm có thể bị còi xương nữa. Trong chương trình Cuộc sống thường ngày, TS.BS. Phạm Thị Thúy Hòa, Viện trưởng viện dinh dưỡng ứng dụng cho biết, 100 ml nước xương chỉ có 0,6 g đạm. Lượng này chỉ đáp ứng 1/30 nhu cầu đạm một ngày của trẻ. Tương tự, trong 100 ml có 33,5 mlg canxi, chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu canxi/ngày của trẻ.

Chưa kể, trẻ muốn hấp thu được canxi thì tỷ lệ canxi và phốt pho phải cân đối. Nhưng trong nước xương, lượng phốt pho rất thấp. Khi cho trẻ ăn nước xương hầm, cơ thể sẽ lấy phốt pho từ xương cột sống của trẻ, khiến bé bị còi xương.

Một số bà mẹ còn mắc thêm sai lầm khi lựa chọn những loại xương có tủy. Tủy ít đạm, nhiều chất béo no gây khó tiêu, ức chế hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Trong một bát bột nước xương hầm, bé thiếu các dinh dưỡng cần thiết dẫn tới một loạt các bệnh về thiếu chất. BS Thúy Hòa khuyến cáo, chỉ nên dùng nước hầm xương cho trẻ trên 3 tuổi.


Nguồn: Báo Doanh Nghiệp