Đi cấp cứu sau khi uống thuốc trị gút
Ông Phạm Minh Lê (73 tuổi), thôn 1 Ái Quốc, xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình vẫn còn hú hồn khi nhớ lại lần uống thuốc trị gút nhưng ngay sau đó phải đi cấp cứu.
Ông Lê phát hiện mình mắc bệnh gout từ năm 2008, với các hiện tượng như sưng to ở khớp cổ tay và 2 đầu ngón chân cái, phần da chỗ bị sưng đỏ ửng, cơ thể thường xuyên lên cơn sốt. Khi đau đến mức đi lại khó khăn, tay không thể cầm nắm đũa thìa để xúc cơm ăn, ông Lê đi khám thì phát hiện bệnh gút đã ở tình trạng khá nặng. Ông đến bệnh viện huyện Hưng Hà xét nghiệm và kết quả nồng độ axit uric trong máu lên đến 700 micromol/l (người bình thường nồng độ này dưới ngưỡng 420 micromol/l).
“Có bệnh thì vái tứ phương”, ai mách thuốc gì hay ở đâu là ông Lê tìm mua để uống. Nhưng không ngờ việc sử dụng thuốc không thận trọng đã khiến ông phải nhập viện cấp cứu.
Theo lời kể của ông Lê, đó là một loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, một người bạn gửi về từ Vũng Tàu và bảo rằng rất nhiều người sử dụng đã khỏi bệnh. Nghe vậy, khi nhận được thuốc, ông bóc ra sử dụng ngay. Thế nhưng, chỉ sau khi uống khoảng 1 giờ đồng hồ, ông thấy cơ thể suy nhược, người mệt lả đi. Kiểm tra sức khỏe tại nhà bằng các thiết bị chăm sóc sức khỏe có sẵn thì lúc này huyết áp tối thiểu của ông chỉ còn 40 mmHg. Ngay lập tức, ông nhập viện cấp cứu và được bác sĩ yêu cầu dừng ngay sản phẩm trị gút đang sử dụng.
Trên thực tế, trường hợp như ông Lê không phải hiếm gặp. Cách đây không lâu, báo chí cũng từng thông tin về bệnh nhân Phùng Cao Sơn (65 tuổi, ở xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) tự chữa gút bằng cách mua các loại thuốc nam trôi nổi về uống. Thời gian sau, cả hai bàn tay, chân của ông sưng to, tấy đỏ, không đi lại được kèm theo đi tiểu phân đen, nôn ra máu. Ông Sơn đã phải nhập viện vì biến chứng của bệnh gút gây tăng huyết áp, suy thận và chuyển sang tai biến.
Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, không chỉ gút mà tất cả các bệnh về xương khớp đều phải thật sự thận trọng khi chữa trị. Nhiều người bệnh khi gặp phải những cơn đau nhức khó chịu thường tìm đến các loại thuốc giảm đau nhanh. Tuy nhiên, hầu hết những loại thuốc có tác dụng này lại chứa hàm lượng corticoid rất cao nên thường gây ra tác dụng phụ như iêm loét dạ dày tá tràng, giữ muối và nước gây sưng phù, tích tụ mỡ ở mặt và bụng, teo cơ, da mỏng, suy tuyến thượng thận... Trong khi đó, bản chất của gút lại do tăng nồng độ axit uric máu, sử dụng các loại thuốc này không giải quyết được dứt điểm vấn đề; mặt khác làm cơ thể mất sức đề kháng.
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Một số khác bệnh nhân nhận thức được điều này lại sử dụng các loại thuốc nam để đắp xung quanh vùng sưng tấy. Song việc tự ý thực hiện tại nhà, không có chỉ dẫn của bác sĩ y học cổ truyền có thể khiến vùng da này bị nhiễm trùng, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp hoặc nhiễm trùng huyết.
Do đó, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng khuyến cáo người bệnh không sử dụng các bài thuốc chữa gút một cách tùy tiện, tuyệt đối không uống hay đắp các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường.
Khi có hiện tượng đau nhức ở khớp xương, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để xác định mức độ và tình trạng bệnh. Theo bác sĩ Hằng, giải pháp tối ưu được các bác sĩ đánh giá cao hiện nay là sử dụng sản phẩm thảo dược trị gút của đơn vị sản xuất uy tín, được Bộ y tế cấp phép. Bởi sản phẩm được bào chế từ thiên nhiên sẽ an toàn, lành tính; đồng thời tác động vào căn nguyên gây bệnh, đẩy lùi bệnh một cách từ từ nhưng mang lại hiệu quả lâu dài.
Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, khoa học, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng béo phì để giảm áp lực lên các khớp xương.