Nếu đang đau đầu liên quan đến thiếu sắt, có thể thử bổ sung sắt hoặc ăn một chế độ ăn giàu sắt với các loại thực phẩm như động vật có vỏ, rau xanh (rau bina, cải xoăn), cây họ đậu, thịt đỏ như thịt bò.
Đau nhức đầu do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nói chung, chúng là kết quả của việc sưng hoặc căng áp lực lên các dây thần kinh. Khi áp lực xung quanh dây thần kinh của phụ nữ thay đổi, một tín hiệu đau sẽ được gửi đến não, dẫn đến cơn đau nhức nhối, đau nhói của cơn đau đầu.
1. Nguyên nhân đau đầu sau kỳ kinh nguyệt
Sau kỳ kinh phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt dễ bị đau nhức đầu.
Nếu phụ nữ bị đau nhức đầu, đó có thể là do mất nước, căng thẳng, các yếu tố di truyền hoặc chế độ ăn uống hoặc một loạt các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, đau đầu ngay sau kỳ kinh nguyệt có thể do những nguyên nhân liên quan đến kỳ kinh của phụ nữ như sự mất cân bằng nội tiết tố, mức sắt thấp.
Khi phụ nữ có kinh, lượng hormone dao động đột ngột. Mức độ hormone có thể bị ảnh hưởng hơn nữa nếu đang thực hiện biện pháp tránh thai. Estrogen và progesterone là hai hormone dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Thay đổi mức độ estrogen và progesterone có thể gây ra đau đầu. Mọi phụ nữ đều khác nhau, có thể bị đau đầu vào đầu, giữa hoặc cuối kỳ kinh. Tuy nhiên, đau đầu rất phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt và không phải là nguyên nhân chính đáng lo ngại.
2. Triệu chứng đau đầu sau kỳ kinh nguyệt
Một số phụ nữ bị đau đầu cực kỳ khó chịu được gọi là chứng đau nửa đầu trong thời kỳ kinh nguyệt là kết quả của việc thay đổi nồng độ nội tiết tố. Các triệu chứng của chứng đau nhức đầu khi hành kinh rất nghiêm trọng và có thể bao gồm:
Buồn nôn, nôn
Đau nhói dữ dội
Áp lực đau sau mắt
Cực nhạy với ánh sáng và âm thanh
Mức độ sắt thấp
Trong thời kỳ kinh nguyệt, máu và mô được thải ra ngoài qua âm đạo. Một số phụ nữ trải qua thời kỳ kinh nguyệt đặc biệt nặng nề, mất máu nhiều hơn so với những người khác. Những phụ nữ bị chảy nhiều máu và mất nhiều máu rất dễ bị thiếu sắt vào cuối kỳ kinh. Mức độ sắt thấp là một nguyên nhân khác có thể gây ra đau đầu sau kỳ kinh nguyệt.
3. Phòng ngừa và điều trị chứng đau đầu sau kỳ kinh nguyệt
Chế độ ăn giàu magie cũng giảm những cơn đau nhức đầu do nội tiết tố.
Đau nhức đầu thường sẽ tự khỏi khi nghỉ ngơi hoặc có giấc ngủ. Tuy nhiên, có thể thử một số phương pháp điều trị để giúp đẩy nhanh quá trình hoặc giảm thiểu cơn đau đầu sau kỳ kinh nguyệt:
Chườm lạnh để giảm căng và co mạch máu
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid không kê đơn như ibuprofen hoặc thuốc giảm đau như acetaminophen.
Uống nhiều nước để giữ đủ nước.
Nếu đang bị đau nhức đầu do nội tiết tố, bác sĩ có thể kê đơn để bổ sung estrogen bằng thuốc viên, gel hoặc miếng dán, hướng dẫn tăng cường magie. Magie có thể được tìm thấy thông qua thực phẩm trong các loại hạt, quả bơ, cá béo, sô cô la đen, rau xanh và chuối và có thể cho uống thuốc tránh thai liên tục
Nếu đang đau đầu liên quan đến thiếu sắt, có thể thử bổ sung sắt hoặc ăn một chế độ ăn giàu sắt với các loại thực phẩm như động vật có vỏ, rau xanh (rau bina, cải xoăn), cây họ đậu, thịt đỏ như thịt bò.
Một số loại thực phẩm tốt nhất để hỗ trợ estrogen là các loại hạt như hạt lanh và vừng, trái cây và rau dạng sợi, nhân sâm, cà rốt và dưa cải bắp.
Điều chỉnh lượng đường trong máu là cần thiết cho sức khỏe nội tiết tố. Tốt nhất là tránh bất kỳ chất kích thích nào và cân bằng bữa ăn với protein và chất béo, tránh xa các nguồn carbohydrate đơn giản.
Nhiều phụ nữ cảm thấy đau đầu như một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể thử điều trị bằng liệu pháp nội tiết tố, bổ sung sắt hoặc thuốc giảm đau OTC. Đôi khi điều tốt nhất có thể làm chỉ đơn giản là nằm nghỉ ngơi với nhiệt độ phòng mát mẻ, tối, yên tĩnh và đợi cho đến khi cơn đau nhức đầu qua đi.
Phụ nữ nên trao đổi với bác sĩ nếu bị đau nhức đầu đặc biệt đau đớn hoặc kéo dài. Khi bị đau nhức đầu dữ dội bất thường không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà, nên đi khám để đánh giá nhằm xác nhận rằng đó không phải là do nguyên nhân khác.
Nguồn: giadinh.net.vn