Bắp cải đang chính vụ, không thể bỏ qua các công dụng chữa bệnh này

ngày 28/12/2019

Bắp cải là loại rau phổ biến, có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Bắp cải được trồng chính vụ đông xuân (từ tháng 11, 12, kéo dài đến tháng 2 dương lịch năm sau). Tuy nhiên, hiện nay, loại rau này được bày bán quanh năm, mùa hè cũng có thể mua do một số vùng ở Việt Nam có thời tiết mát mẻ hoặc được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, số lượng không nhiều nên giá thành thường cao và rau không đủ độ ngon và an toàn như rau chính vụ.

Cách phân biệt: Bắp cải Trung Quốc thường tròn, lá ngoài màu xanh sẫm, búp cuốn chặt, giòn, thường không bị dập, xước, khi ăn có vị nhạt.

Bắp cải Việt Nam bẹt, to gấp 2-3 lần bắp cải Trung Quốc, lá cuốn không quá chặt và bẹ ngoài màu xanh nhạt, ăn có vị đậm đà ngọt miệng.

Các nghiên cứu cho thấy, bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây.

Trong loại rau này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC. Vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị ôxy hóa nên có giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch, chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Thông thường, một kg bắp cải cho từ 500-700ml nước ép có màu vàng xanh, vị thơm ngọt, hơi hăng hắc. Nếu không có bàn ép, sau khi chần rau, bạn có thể cho vào cối sạch giã nát, sau đó lấy gạc sạch lọc lấy nước, mỗi một kg sẽ cho 350-500ml.

Nước ép nếu không được bảo quản tủ lạnh sẽ nhanh thiu vì trong bắp cải có hợp chất sunfua. Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1.000ml chia làm nhiều lần uống, khoảng 200-250ml, uống thay nước.

Lượng vitamin trong bắp cải cao hơn nhiều loại rau củ khác.

Bạn có thể pha thêm đường, muối, uống nóng hay lạnh tùy khẩu vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng kèm theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp.

Nhiều trường hợp loét tá tràng 14-20 đã được chữa lành. Tuy nhiên, những ổ loét quá sâu, tác dụng sẽ giảm. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng và có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày và tá tràng khác.

Một cuộc nghiên cứu tiến hành trên 40 người bị loét dạ dày - tá tràng, họ được uống mỗi ngày một cốc nước ép bắp cải (tương đương với ¼ lít) trong vòng 3 tuần liền. Kết quả nội soi cho thấy, những vết loét dạ dày đã dần được phục hồi.

Mỗi ngày uống 1000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần có thể cho thêm đường hoặc muối theo sở thích của bạn để dễ uống hơn. Uống thay nước hàng ngày. Điều trị trong 2 tháng liên tục. Nước ép bắp cải không gây biến chứng vì vậy bạn có thể kết hợp với các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày khác.

Tác dụng: Nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột.

Ngoài ra bắp cải còn chữa được một số bệnh khác như: Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch, Giảm đau nhức, Chữa ho nhiều đờm, Đái tháo đường…

Lưu ý: Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều tác dụng của bắp cải khác mà chúng ta ít biết tới: Giúp hình thành các tế bào hồng cầu; Ngăn ngừa ung thư; Tốt cho tim mạch; Tăng cường miễn dịch; Giảm trọng lượng cơ thể; Giải độc cơ thể; Tốt cho não; Tốt cho mắt; Chống viêm; Sức khỏe xương cốt; Đối phó với bệnh nhức đầu; Nhuận tràng; Tốt cho thai nhi.


Nguồn: Báo GD&TĐ