12 'siêu' thực phẩm giúp nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh

ngày 13/11/2019

Sữa chua là một trong những thực phẩm tốt nhất giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Nó có khả năng cung cấp hàng tỉ lợi khuẩn cho đường ruột. Đặc biệt, probiotic trong sữa chua còn giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể

Ăn sữa chua thường xuyên vừa tăng cường hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tật, vừa có tác dụng làm đẹp từ bên trong

Khoai lang chứa rất nhiều chất xơ, carbohydrate, vitamin B6 và mangan, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Theo một số nghiên cứu, loại củ này còn được sử dụng để điều trị loét dạ dày, loét tá tràng và một số vấn đề nghiêm trọng khác ở ruột

Đối với những người hay bị đầy hơi, táo bón, có hệ tiêu hóa kém thì nên ăn khoảng 100g khoai lang mỗi ngày, tốt nhất là khoai luộc, nhằm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa

Trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và các khoáng chất có lợi như canxi, sắt, đồng, photpho, kali, natri... giúp duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất tốt cho tuyến tụy, gan và túi mật

Táo cung cấp nhiều pectin, giúp duy trì sự hoạt động hiệu quả của các lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, loại trái cây này còn có tác dụng làm giảm nguy cơ táo bón và tiêu chảy

Trong táo chứa các loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể như vitamin B9, vitamin A, kali... hỗ trợ tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch. Mỗi ngày một quả táo là phương pháp hữu hiệu để đẩy lùi các loại bệnh liên quan đến đường ruột

Gừng vừa là gia vị, vừa là một loại thuốc quý được sử dụng để giảm buồn nôn, đầy hơi, chán ăn và đau bụng. Được biết, các thành phần trong gừng có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Trong trường hợp bị đầy hơi, khó tiêu, bạn hãy ngậm một lát gừng tươi hoặc uống ngay một cốc trà gừng nóng để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tiêu thụ nó ở mức độ vừa đủ để không bị phản tác dụng

Tỏi là một loại thực phẩm giúp phòng chống các vi khuẩn và virus gây bệnh truyền nhiễm

Được biết, những người thường xuyên ăn tỏi sẽ ít có khả năng bị ung thư dạ dày hay ung thư ruột. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng, mỗi ngày bạn nên ăn 2 nhánh tỏi để đẩy lùi các loại bệnh tật

Củ cải đỏ là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang muốn cải thiện tiêu hóa, điều trị táo bón và đau bụng

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bạc hà giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa do đặc tính chống viêm và sát khuẩn

Bạn có thể kết hợp bạc hà với một số món ăn hoặc nước uống để cải thiện vấn đề ở đường ruột. Ngoài ra, sử dụng tinh dầu bạc hà còn giúp lọc và giải độc cho cơ thể

Chất xơ trong các loại rau xanh sẽ giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống nhiều chất xơ còn giúp ngăn ngừa các bệnh như trĩ, tiêu chảy...

Mật ong có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm đại tràng và táo bón mãn tính. Thực phẩm này có thể giúp giảm đau dạ dày và làm cho cảm giác nóng rát nhanh chóng biến mất

Đu đủ là một loại quả giàu vitamin C, vitamin E có tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư ruột kết

Tiêu thụ đu đủ thường xuyên là cách đơn giản giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa của mình. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều loại quả này trong một lúc vì nhựa đu đủ có thể khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng

Nhờ hàm lượng chất xơ cao mà hạt chia có thể giúp điều hòa vận động ruột và ngăn ngừa táo bón. Để bổ sung loại hạt này cho cơ thể, bạn nên kết hợp nó với các món salad, sinh tố, sữa chua hoặc yến mạch

Nguồn: Báo ANTĐ