Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 2/3, đã có 90.695.593 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 21.741.405 ca bệnh đang điều trị, có 21.651.222 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 90.183 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 221 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 53.147 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (38.349 ca) và Italy (13.114 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.439 ca, sau đó là Brazil (818 ca) và Mexico (458 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy châu Âu là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 34.249.213 ca, trong đó có 815.791 ca tử vong và 23.891.114 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 92.274 ca nhiễm và 2.234 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Anh, Pháp tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 4.257.650; 4.182.009 và 3.760.671 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Anh hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 122.953 ca, sau khi có thêm 104 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Italy (97.945 ca) và Pháp (86.803 ca).
Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng nhanh trong 24 giờ qua, khi có thêm 62.427 ca nhiễm COVID-19 và 1.975 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 33.629.900 và 761.409 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Với 29.314.254 ca nhiễm và 527.226 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.086.938 và 870.033 ca nhiễm, cùng 185.715 và 22.017 ca tử vong vì COVID-19.
Với 25.073.705 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 2/3, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 399.018 ca đã tử vong do COVID-19 và 23.573.899 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 11.123.619; 2.711.479 và 1.639.679 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 157.275; 28.638 và 60.181 ca.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 56.543 ca nhiễm và 1.378 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 16.324.992 ca và 468.217 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 38.349 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 10.589.608 vào thời điểm hiện tại, và 818 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 255.836 ca.
Tính đến sáng 2/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 3.934.130 ca, trong đó có 104.184 ca tử vong và 3.934.130 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.513.959 ca nhiễm và 50.077 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 566 ca nhiễm và 84 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 483.766 và 233.669 ca nhiễm bệnh cùng 8.637 và 8.022 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 51.285 ca nhiễm (tăng 124 ca) và 1.090 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 5 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 28.975 ca, trong đó 909 ca tử vong.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng nặng nề tới đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, tiến trình thử nghiệm, phát triển và tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục được tăng cường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày 1/3, Bộ Y tế Venezuela đã ra thông báo về việc cấp phép sử dụng vaccine Sinopharm ngừa COVID-19 của Trung Quốc để đưa vào chương trình tiêm chủng cho toàn dân và đây là loại vaccine thứ hai được phê duyệt tại quốc gia Nam Mỹ này, sau vaccine Sputnik V của Nga.
Cùng ngày 1/3, Colombia cũng trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ được tiếp nhận vaccine trong khuôn khổ COVAX. Theo Tổ chức y tế liên Mỹ (PAHO), Colombia đã tiếp nhận 117.000 liều vaccine Pfizer-BioNTech trong chương trình này./.