Trong y học cổ truyền thủy đậu được xem là một căn bệnh ôn dịch, thường xuất hiện và phát triển thành dịch vào mùa xuân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe và có những biến chứng nghiêm trọng.
1. Có nên tắm trong khi điều trị thủy đậu ?
Bệnh thủy đậu là một trong những căn bệnh ngoài da lành tính, nếu bệnh nhân chữa trị kịp thời và đúng cách thì sau khoảng 10-15 ngày bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên có không ít trường hợp do điều trị không đúng cách đã gây nên những biến chứng đáng tiếc như nhiễm khuẩn, co giật, viêm màng não.
Thủy đậu là bệnh lý rất dễ lây lan (Ảnh: internet)
Một trong những quan niệm sai lầm được rất nhiều người tin tưởng đó là bị thủy đậu cần phải kiêng nước, kiêng gió và kiêng cả ánh mặt trời. Tuy nhiên mọi người lại không biết rằng nếu không tắm và ở trong phòng kín sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển.
Vậy nên trong quá trình điều trị thủy đậu hãy giữ vệ sinh sạch sẽ, có thể tắm nước ấm, cắt móng tay, móng chân, không nên gãi để tránh bị nhiễm trùng hay lây lan sang các vùng da khác.
>> Hướng dẫn vệ sinh mụn thủy đậu đúng cách để phòng tránh nhiễm trùng da
2. Điều trị thủy đậu nên tắm lá gì?
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do virut, thời gian ủ bệnh từ 11 đến 18 ngày. Khi bị bệnh thủy đậu, người bệnh sẽ bị sốt, mệt mỏi, sau 1 ngày thì bắt đầu nổi mụn, phát ban ngứa. Các đốm mụn sẽ dần lan ra các vùng da xung quanh, tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có mức độ nguy hiểm, số lượng mụn mọc nhiều hay ít.
Trong quá trình điều trị thủy đậu, ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây các bạn có thể áp dụng phương pháp tắm lá để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác hại không mong muốn. Các loại lá các bạn nên sử dụng có thể kể đến:
2.1. Lá kinh giới
Lá kinh giới là một trong những thảo dược từ tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, chống khuẩn, nhanh chóng làm khô các vết mụn.
Nếu tắm bằng lá kinh giới các bạn thực hiện như sau: lấy 100g kinh giới đem rửa thật sạch và đun cùng với ba lít nước. Sau 30 phút thì ngừng đun, sau đó bạn pha thêm với nước sạch để cho nước ấm. Dùng khăn mềm để lau người, nếu như thủy đậu đã hết, bạn có thể dùng nước đó để tắm.
Dùng lá kinh giới để tắm trong khi điều trị thủy đậu ( Ảnh: internet)
2.2. Lá tre
Lá tre có tác dụng giúp dịu bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị bệnh thủy đậu. Nếu sử dụng lá tre để tắm bạn có thể lấy một nắm lá tre rửa thật sạch sẽ, sau đó cho vào nồi đun với khoảng ba lít nước cho tới khi sôi. Sau đó pha thêm với nước lạnh để tắm và lau người. Sử dụng nước lá tre làm cho các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
2.3. Lá sầu đâu
Lấy 300g sầu đâu mang rửa sạch. Sau đó mang đun với nước trong khoảng 30 phút. Pha thêm nước lạnh và dùng để tắm. Tắm bằng nước lá sầu đâu sẽ giúp làm giảm ngứa, nhanh chóng làm lành các tổn thương.
Tắm bằng nước lá sầu đâu sẽ giúp giảm ngứa (Ảnh: internet)
3. Những vấn đề cần lưu ý khi điều trị thủy đậu
Tắm lá trong quá trình điều trị thủy đậu là việc nên làm, bên cạnh đó các bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thực hiện điều trị bệnh kịp thời để tránh gây ra những biến chứng xấu cho sức khỏe.
- Bệnh rất dễ lây lan nên hãy hạn chế tiếp xúc với chất nhầy từ người bệnh. Không nên tiếp xúc với quần áo, da hay nước bọt của người bệnh trong khi giao tiếp.
- Nếu phát hiện có những biểu hiện của bệnh thủy đậu cần phải cách ly cho tới khi nào nốt thủy đậu đã đóng vẩy.
- Nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để làm sạch da, làm dịu các vết ngứa tránh bội nhiễm.
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể
- Sử dụng thuốc, kiêng gió, kiêng nước theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.