Theo chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng các thực phẩm giàu kiềm như rau xanh, trái cây, nước ion kiềm là một giải pháp thích hợp, hiệu quả nhằm hạn chế các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Xem thêm: Tác dụng của nước ion kiềm dưới phân tích của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Tìm hiểu chung về bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng trên thực quản. Nguyên nhân chủ yếu của loại bệnh này đến từ lối sống, lối sinh hoạt thiếu khoa học; stress, căng thẳng thần kinh, lạm dụng thuốc tây hoặc do di truyền.
Ở Việt Nam, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng chiếm tỉ lệ cao. Bệnh không chỉ gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ. Những biểu hiện dễ nhận biết nhất của trào ngược dạ dày là ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Cùng với đó là các triệu chứng khác như có cảm giác vướng họng, nghẹn thở, ho sau khi ăn hoặc sau khi nằm, nuốt nghẹn, vướng đờm trong họng, khàn tiếng…
Nếu không có chế độ ăn và điều trị đúng thì người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như: viêm thực quản, hẹp thực quản và thậm chí là ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Bí quyết sống khỏe cho bệnh nhân trào ngược dạ dày
Chia sẻ tại chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe với chủ đề “Tăng cường hệ tiêu hóa, cốt lõi phòng chống dịch bệnh” TS. BS. Lưu Ngân Tâm – Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy cho biết: Chế độ sinh hoạt hợp lý cùng chế độ ăn khoa học giúp làm giảm tần suất trào ngược dạ dày. Đồng thời các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc.
Với một căn bệnh dễ tái phát như trào ngược dạ dày, ngoài việc điều trị với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, người bệnh cần thực hiện một số nguyên tắc sau về dinh dưỡng và sinh hoạt như sau:
- Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc và tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Không tự ý dùng thuốc giảm đau (như đau đầu, đau cơ, đau răng…) khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Về chế độ ăn, bệnh nhân trào ngược được khuyến cáo ăn thành nhiều bữa nhỏ. Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản như hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...) và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa. Thay vào đó, hãy lựa chọn các thực phẩm thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch), đạm dễ tiêu cùng các thực phẩm, nước uống có tính kiềm bởi chúng có khả năng trung hòa axit dư thừa.
Công dụng của nước ion kiềm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày
Nước điện giải ion kiềm được đánh giá là loại nước uống tối ưu cho những người gặp các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày.
Sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, với độ pH lý tưởng từ 8.5 – 9.5 - cấp độ kiềm tốt cho sức khỏe tương tự như các loại rau xanh. Thành phần của nước ion kiềm chứa hàm lượng hydro lớn, giàu vi khoáng tự nhiên như Na, K, Ca,.. cùng các phân tử nước siêu nhỏ thẩm thấu nhanh.
Thông qua những nghiên cứu, kiểm chứng lâm sàng, nước ion kiềm có tác dụng cải thiện các vấn đề về đường ruột như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, táo bón, khó tiêu,... Sản phẩm được khuyến cáo sử dụng trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày, hạn chế các triệu chứng của bệnh như ợ chua, ợ nén, nghẹn thở,... và giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng.
Fanpage: Nước ion kiềm Alkari pH9+ Premium
Kênh TMĐT: Lazada, Shopee, Sendo
Website: nuocionkiem.info.vn