Sẽ thí điểm cách ly F1 tại nhà

ngày 17/06/2021

Viện Pasteur TPHCM nâng cao năng lực xét nghiệm để hỗ trợ thành phố truy vết. Ảnh: Khôi Nguyễn

Tuy nhiên, khi bước vào triển khai các nơi cách ly phải đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí về y tế; không thể cách ly tập trung ở nhà trọ, hoặc các dãy nhà ống có nhiều người đi lại. “Bộ Y tế đang giao Cục Quản lý môi trường lập bản dự thảo. Từ đợt dịch thứ 4, Bộ Y tế đề xuất cho trẻ em dưới 15 tuổi được tổ chức cách ly tại nhà để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo và dễ dàng chăm sóc. Theo kế hoạch, hình thức này sẽ được thí điểm tại một số khu vực ở TPHCM thời gian tới”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Chiều 16/6, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TPHCM chống dịch COVID-19 họp dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn. Ông Sơn cho biết, TPHCM đã được phân bổ 800.000 liều vắc-xin, với các kho chứa của Viện Pasteur TPHCM đảm bảm sức chứa, bảo quản và phân phối tiêm chủng.

Về đối tượng tiêm, ngoài các lực lượng ưu tiên theo quy định, thời gian tới sẽ tập trung tiêm vắc-xin cho công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, ông nói. Chiều qua, Bộ Y tế làm việc với Công ty Cổ phần Vắc-xin Việt Nam (VNVC) thống nhất phân bổ lô hàng 288.100 liều vắc-xin mà VNVC đã nhận được từ AstraZeneca, theo đó sẽ ưu tiên cho các địa phương đang có dịch COVID-19. Trong đợt dịch thứ 4, Việt Nam ghi nhận 8.261 ca ghi nhận trong nước tại gần 40 tỉnh, thành phố. Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM, Hà Nội là 4 địa phương ghi nhận số ca mắc cao nhất.

Bộ Y tế cho biết, ngày 16/6, Việt Nam ghi nhận 423 ca mắc COVID-19. Trong đó có 9 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 414 ca ghi nhận trong nước, tại Bắc Giang (279), TPHCM (99), Bắc Ninh (27), Hà Tĩnh (4), Nghệ An (3), Hà Nam (1), Bắc Kạn (1). Cùng ngày, 47 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Bộ Y tế cho biết, ngày 16/6, Việt Nam ghi nhận 423 ca mắc COVID-19. Trong đó có 9 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 414 ca ghi nhận trong nước, tại Bắc Giang (279), TPHCM (99), Bắc Ninh (27), Hà Tĩnh (4), Nghệ An (3), Hà Nam (1), Bắc Kạn (1). Cùng ngày, 47 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Sáng cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đến kiểm tra và làm việc với Viện Pasteur TPHCM. GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, cho biết, Viện đang hỗ trợ ngành Y tế thành phố thực hiện 3.000 mẫu xét nghiệm mỗi ngày. Viện đã xây dựng các kịch bản để sẵn sàng huy động, nâng cao công suất xét nghiệm.

Ông Sơn đánh giá cao những nỗ lực, hiệu quả công tác của Viện và giao Viện phối hợp, hỗ trợ TPHCM sớm triển khai các biện pháp test nhanh cho các đối tượng tiếp xúc ngay khi xuất hiện các ca dương tính nhằm nhanh chóng phân nhóm nguy cơ, để triển khai biện pháp phòng chống dịch phù hợp với từng nhóm. Bên cạnh đó, Viện cần phối hợp ngành Y tế TPHCM nhanh chóng thực hiện các biện pháp xét nghiệm toàn diện hơn khi cần thiết nhằm phục vụ kịp thời công tác truy vết, điều tra dịch tễ…

Bác bỏ thông tin TPHCM có biến chủng mới

Tính đến chiều 16/6, sau 22 ngày bùng dịch, TPHCM ghi nhận 1.015 ca mắc COVID-19, trong đó có nhiều trường hợp chưa điều tra được nguồn lây. Do dịch có tốc độ lây lan quá nhanh, xuất hiện thông tin chủng SARS-CoV-2 lây truyền tại TPHCM là biến chủng mới.

Ngày 16/6, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết, 286 công dân Hà Nội làm việc tại Bắc Giang về Hà Nội sẽ tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm SAR-COV-2, đồng thời được tiêm vắc-xin COVID-19.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định, thông tin này không chính xác. Các kết quả giải trình tự gien ca bệnh trên địa bàn đều là chủng B.1617.2 nguồn gốc từ Ấn Độ (có tên gọi mới là chủng Delta).

“Chủng này có khả năng phát tán nhanh hơn chủng Anh và độc lực có xu hướng tăng lên”, ông Sơn nói. Ông cho hay, đợt dịch lần này tại TPHCM có nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, chứng tỏ không tập trung vào 1 nguồn duy nhất mà từ nhiều nguồn khác nhau.

Nguồn Tiền Phong