Phụ nữ kinh nguyệt 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày: Ai mới là người có nội tiết tốt, không bị lão hóa sớm?

ngày 26/03/2022

Kinh nguyệt diễn ra từ tuổi dậy thì cho đến cuối tuổi sinh sản, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của 1 quá trình phát triển tự nhiên theo chu kỳ ở nữ giới. Vậy, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường.

Phụ nữ kinh nguyệt 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày: Ai là người có nội tiết tốt, không bị lão hóa sớm?

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng giữa giai đoạn dậy thì và mãn kinh.

Kinh nguyệt được sản sinh từ nội mạc tử cung của nữ giới hàng tháng. Phần lớn máu kinh đều có chứa nhiều độc tố, rác thải nên quá trình kinh nguyệt diễn ra sẽ là thời điểm lý giúp cơ thể bạn trao đổi chất, lọc sạch độc tố tồn đọng. Mỗi tháng, chỉ cần kinh nguyệt tới đúng thời điểm là bạn có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình vẫn hoạt động bình thường.

Trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trưởng thành về mặt giới sẽ phóng ra 1 hoặc 2 trứng. Trước khi thực hiện phóng noãn, nội mạc bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa. Sau khi phóng noãn, nội mạc lại thay đổi nhằm chuẩn bị cho quá trình thụ tinh và hình thành thai kỳ.

Ảnh minh họa.

Nếu không diễn ra sự thụ tinh và hình thành thai kỳ tử cung sẽ hủy bỏ lớp nội mạc và tiếp tục chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ diễn ra trong khoảng 3 tới 5 ngày, ở mức 2 đến 7 ngày vẫn được coi là bình thường. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau 28 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chu kỳ lặp lại sau 35 ngày.

Dưới góc độ bài tiết hormone

Kể từ khi xuất hiện, kinh nguyệt và estrogen đều có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Chính việc tiết hormone estrogen ổn định sẽ giúp nữ giới duy trì được tinh thần và thể chất thoải mái, từ đó đẩy lùi được nguy cơ lão hóa sớm.

Nếu nữ giới chỉ có kinh nguyệt trong 3 ngày đã kết thúc thì chứng tỏ cơ thể họ tiết hormone kém. Còn nếu kinh nguyệt lại diễn ra tới 7 ngày thì điều này cho thấy lượng hormone estrogen trong cơ thể họ tương đối cao, từ đó sẽ ít có nguy cơ bị lão hóa sớm.

Từ góc độ thể chất

Một góc độ nữa để bạn phán đoán được tình trạng sức khỏe kinh nguyệt của mình là bình thường hay bất thường, đó là ở vấn đề thể chất. Những cô nàng có kinh nguyệt chỉ kéo dài trong 3 ngày thường có thể trạng yếu hơn, máu kinh thải ra ít nên làm độc tố và rác thải càng có cơ hội tích tụ.

Ngược lại, những cô nàng có kinh nguyệt kéo dài tới 7 ngày thường có khí huyết dồi dào, các chất độc và rác thải được lọc sạch, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, ít bị lão hóa sớm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng lượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn 7 ngày thì đó là rong kinh, nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.

Vì vậy khi phát hiện những thay đổi bất thường bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Cách tính thời gian lặp lại giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?

Việc biết được thời gian lặp lại chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày sẽ giúp chúng ta có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cơ thể tốt hơn và đặc biệt việc tránh thai sẽ hiệu quả hơn nếu không có ý định mang thai.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì quay lại được tính thế nào? Theo lời khuyên của một số chuyên gia thì chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của chu kì này đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo. Sau đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt dành cho các chị em:

Bước 1: đánh dấu ngày bắt đầu khi kinh nguyệt xuất hiện để theo dõi sát sao chu kì của bản thân.

Bước 2: theo dõi liên tục đến ngày bắt đầu của chu kì tiếp theo và đánh dấu tiếp tục.

Bước 3: qua 2 bước trên bạn đã có được ngày đầu tiên giữa 2 chu kỳ. Từ đó dễ dàng tính được thời gian lặp lại giữa các chu kỳ là bao lâu.

Bước 4: theo dõi không ngừng trong khoảng 6 tháng, bạn sẽ có được kết quả trung bình và biết được chu kì tiếp theo rơi vào ngày nào.

Ví dụ minh họa:

Ngày bắt đầu chu kì lần 1: 26/5/2020

Ngày bắt đầu chu kì lần 2: 24/6/2020

Kết luận, thời gian giữa 2 kỳ kinh nguyệt người này là 28 ngày.

Theo Thể thao & Văn hóa