Công ty dinh dưỡng hàng đầu thế giới Herbalife Nutrition đã công bố những phát hiện từ Khảo sát lão hóa lành mạnh châu Á – Thái Bình Dương 2020 với kết quả cho thấy người tiêu dùng châu Á có cái nhìn rõ ràng về tầm quan trọng của lão hóa lành mạnh đối với bản thân, nhưng ít hơn 3 trong 10 người tiêu dùng có niềm tin vào việc có thể già đi một cách khỏe mạnh, và bị ốm do hệ miễn dịch yếu đi được xem là mối bận tâm hàng đầu.
Để hiểu rõ hơn về nỗi sợ, các mối quan tâm, mức độ tự tin và hành động liên quan đến lão hóa của người tiêu dùng châu Á, khảo sát này đã thăm dò ý kiến của người tiêu dùng thuộc các thế hệ khác nhau với số lượng người được hỏi là tương đương nhau, bao gồm thế hệ Z (18 – 23 tuổi), thế hệ Millennials (24 – 39 tuổi), thế hệ X (40 – 55 tuổi) và thế hệ Boomers (55 tuổi trở lên) tại 11 thị trường gồm Úc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Stephen Conchie, phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Điều hành của Herbalife Nutrition châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Đây là phiên bản khảo sát thứ 3 của chúng tôi, được thiết kế để tìm ra những mối bận tâm về tuổi già ở tất cả các nhóm nhân khẩu học tại các thị trường ở châu Á – Thái Bình Dương - khu vực có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Những phát hiện cho thấy rằng nhiều người lo lắng về việc bị ốm do hệ miễn dịch kém đi khi về già – kết quả cho thấy những điều bận tâm về sức khỏe có thay đổi do ảnh hưởng của đại dịch hiện nay. Ngoài ra, theo quan sát của chúng tôi, người tiêu dùng ở các thị trường Đông Bắc Á - nơi có tỷ lệ người lớn tuổi cao hơn - có mức độ tự tin về khả năng già đi khỏe mạnh thấp hơn so với khu vực Đông Nam Á.”
Định nghĩa về lão hóa lành mạnh
Khi được yêu cầu định nghĩa về lão hóa lành mạnh với các khái niệm dễ nắm bắt, người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương đã tạo nên một bức tranh mang màu sắc tích cực. Những người tham gia khảo sát cho rằng lão hóa lành mạnh có nghĩa là có tinh thần nhạy bén và minh mẫn (61%), thể chất khỏe mạnh (57%), không mắc các bệnh mãn tính hoặc cấp tính (56%), có cuộc sống tự chủ và độc lập (62%) và không là gánh nặng của gia đình khi về già (51%).
Các mối lo ngại về tuổi già
Hơn một nửa (54%) người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương tin rằng việc nên bắt đầu áp dụng các biện pháp để được lão hóa lành mạnh ở độ tuổi từ 30 - 49. Lý do phổ biến nhất được đưa ra để trì hoãn các cuộc thảo luận về lão hóa đó là họ cho rằng mình vẫn đang còn trẻ, tiếp theo là lý do ưu tiên cho sức khỏe hiện tại và phong cách sống.
Đối với nhóm những người có quan tâm đến vấn đề lão hóa, 2/3 (60%) người tiêu dùng trả lời rằng mình bắt đầu có mối quan tâm ở độ tuổi 30 – 59, trong đó các vấn đề liên quan đến xương khớp đứng đầu danh sách các lo ngại về sức khỏe, theo sau là các vấn đề liên quan đến não bộ và mắt.
Nỗi sợ lão hóa
Chỉ 3 trong 10 (28%) người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương cho thấy sự tự tin vào khả năng lão hóa lành mạnh. Người tiêu dùng ở Đông Nam Á nhìn chung tự tin hơn người tiêu dùng ở Đông Bắc Á. Indonesia có mức độ tự tin cao nhất (61%), tiếp theo là Malaysia (44%) và Philippines (43%). Ngược lại, người tiêu dùng ở Hàn Quốc (17%), Đài Loan (17%), Hong Kong (13%) và Nhật Bản (9%) có mức độ tự tin thấp nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ở khắp các nhóm nhân khẩu học khác nhau, người tiêu dùng trẻ hơn như thế hệ Z (31%) và thanh/trung niên (32%) thể hiện mức độ tự tin lớn hơn ở khả năng lão hóa lành mạnh so với thế hệ X (26%) và thế hệ Boomers+ (24%) lớn tuổi hơn.
Nỗi sợ lớn nhất là sợ bị ốm do hệ miễn dịch suy giảm
Hai trong năm người (chiếm 38%) được hỏi lo bị ốm do hệ miễn dịch kém đi khi về già
Một trong năm người (18%) được hỏi lo các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy được sẽ làm thay đổi diện mạo bên ngoài
Một trong 5 người (18%) sợ rằng họ sẽ trở nên ít độc lập tự chủ hơn khi cơ thể dần yếu đi
Về các hậu quả lão hóa tiềm năng mà người tiêu dùng sẽ trải qua
65% người được hỏi tin rằng họ sẽ trải qua một sự suy giảm trí lực
57% tin rằng họ rất dễ bị các bệnh mãn tính hoặc cấp tính hoặc ốm đau bệnh tật
Một nửa người được hỏi tin rằng họ sẽ tham gia vào ít các hoạt động thể chất hơn và sẽ yếu hơn khi già hơn.
Thực hiện các biện pháp tiến tới lão hóa lành mạnh
Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng châu Á đều hiểu tầm quan trọng của lão hóa lành mạnh, với 7 trong 10 người tiêu dùng (73%) đã thực hiện các biện pháp giúp bản thân lão hóa lành mạnh. Các biện pháp đưa ra gồm có:
Tạo ra các lựa chọn dinh dưỡng tốt hơn (73%)
Tham gia vào nhiều hoạt động thể chất thường xuyên hơn (69%).
Tham gia vào các hoạt động hoặc sở thích nâng cao sức khỏe tinh thần (50%)
Sử dụng thực phẩm dinh dưỡng bổ sung để thúc đẩy lão hóa lành mạnh (46%).
Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên hơn (42%)
Ở tất cả các nhóm nhân khẩu học, tỷ lệ người tiêu dùng cao tuổi như thế hệ Boomer+ đã thực hiện các bước tiến tới lão hóa lành mạnh là lớn hơn (75%) so với thế hệ trẻ hơn như Thế hệ X (70%) và thế hệ thanh niên và trung niên Millennial (71%). Thế hệ Z là nhóm ít thực hiện các biện pháp tiến đến lão hóa lành mạnh nhất, với chỉ 65%.
Ông Conchie nói: “Hầu hết người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương đã bắt đầu nghĩ đến các thói quen tích cực để lão hóa lành mạnh hơn. Tuy nhiên, với nỗi sợ lão hóa đang tồn tại trong tâm trí nhiều người tiêu dùng, chúng tôi nhìn thấy sự cần thiết phải giúp họ tăng sự tự tin vào khả năng thực hiện các hành động đúng đắn của mình. Chúng tôi tin rằng bằng cách chia sẻ kiến thức về việc tiếp nhận các thói quen dinh dưỡng đúng cách và các hoạt động thể chất phù hợp, chúng tôi có thể giúp nhiều người tìm thấy những biện pháp phù hợp cho quá trình lão hóa lành mạnh”.