Để phòng chống trào ngược dịch mật, chuyên gia khuyến cáo nên: Sử dụng gối chống trào ngược khi ngủ, có chế độ ăn kiêng hợp lý và thay đổi lối sống sinh hoạt. Ngoài ra nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3 dấu hiệu khi ngủ dậy vào buổi sáng là hiện tượng trào ngược dịch mật, dễ biến chứng thành ung thư
BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược) cho biết, có 3 dấu hiệu sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, bạn đã mắc chứng trào ngược dịch mật:
1. Đắng miệng
2. Buồn nôn
3. Có dịch màu vàng, hơi xanh trong miệng
BS Lê Tiến Huy nhận định, trường hợp này hiếm khi xảy ra vì để cho dịch mật đi lên trên cổ họng thì phải đi qua 2 van, một là môn vị, hai là cơ thắt dưới thực quản.
"Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phổ biến nhất chính là viêm loét dạ dày tá tràng. Hiện tượng trào ngược dịch mật mà xảy ra thì chắc chắn bệnh nhân đấy phải gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản", BS Huy nhấn mạnh.
3 phương pháp cải thiện chứng trào ngược dịch mật được chuyên gia gợi ý
Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc dùng thuốc, bạn cũng có thể sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác, ví dụ như:
1. Sử dụng gối chống trào ngược khi ngủ
Được thiết kế với công dụng giúp giảm nhanh tình trạng trào ngược dạ dày, những chiếc gối chống trào ngược khi ngủ còn giúp hỗ trợ bệnh nhân có tư thế nằm đúng, giúp giảm các vấn đề về hô hấp như khó thở hoặc ngủ ngáy. Đồng thời giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, giúp người bệnh có giấc ngủ tốt và sâu hơn.
Gối chống trào ngược khi ngủ còn giúp hỗ trợ bệnh nhân có tư thế nằm đúng, giúp giảm các vấn đề về hô hấp như khó thở hoặc ngủ ngáy.
Các chuyên gia đều cho rằng, việc nâng cao thân trên và đầu cao khoảng 6-8cm khi đi ngủ là một cách hiệu quả giúp ngăn dịch axit không tràn vào thực quản. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu cho những bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản có giấc ngủ trọn vẹn.
2. Chế độ ăn kiêng hợp lý
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều mỗi bữa.
- Hạn chế đồ ăn lỏng.
- Không uống quá nhiều nước mỗi lần, nên uống dưới 200ml mỗi lần. Nên uống nước giữa các bữa ăn (không uống gần hoặc trong bữa ăn).
- Ăn chậm, nhai kỹ, nên dành 20-30 phút cho mỗi bữa ăn.
Ăn chậm, nhai kỹ, nên dành 20-30 phút cho mỗi bữa ăn.
- Tránh các hình thức ăn, uống nuốt nhiều khí vào đường tiêu hóa như: ăn vội, dùng ống hút khi uống, nhai kẹo cao su, đồ uống có gas…
- Nên ăn đồ có cách chế biến dạng luộc, hấp thay cho chiên, xào.
- Bổ sung chất xơ trong rau, quả, bổ sung đủ nước (trung bình 2l/ngày).
- Hạn chế tối đa thực phẩm giàu chất béo.
- Không ăn cà chua, trái cây họ cam quýt.
- Hạn chế tối đa ăn thực phẩm, gia vị cay nóng.
3. Thay đổi lối sống sinh hoạt
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, không tập nặng, quá sức...
Sau ăn nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút để tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Sau ăn nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút để tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Tuyệt đối không được vận động gắng sức như tập thể thao, chạy... sau ăn.
Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, nên liên hệ đến các bác sĩ chuyên khoa dạ dày, thực quản để có những tư vấn chính xác và kịp thời nhất, tránh để bệnh gặp biến chứng nặng như ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
Nguồn: http://giadinh.net.vn/ngu-day-vao-buoi-sang-thay-mieng-co-3-bieu-hien-sau-ban-da-bi-trao-nguoc-dich-mat-chu-quan-bo-qua-de-chuyen-thanh-ung-thu-da-day-thuc-quan-172211209080140043.htm