Ngoài thức ăn, hàng ngày mỗi người chúng ta còn tiêu thụ một lượng lớn nước uống để phục vụ cho các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, khi chọn nước uống, trước hết cần đảm bảo an toàn sức khỏe, ngoài ra nên bổ sung thêm các khoáng chất thiết yếu.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước gia tăng kéo theo nhiều hệ lụy
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc sinh hoạt, vệ sinh, thu gom rác không đảm bảo, các doanh nghiệp xả chất thải ra môi trường không qua xử lý, hay tình trạng khai thác mỏ quặng không quản lý chặt chẽ khiến các kim loại nặng bị ngấm vào nguồn nước ngầm… cũng dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta.
"Nguồn nước ăn không đảm bảo khi rửa rau sống hay quả chín, khi ăn sẽ bị nhiễm các vi sinh vật gây tiêu chảy cấp hay các bệnh tiêu hóa. Đặc biệt là các kim loại nặng, các hóa chất công ngiệp tích tụ lâu dài trong cơ thể gây suy yếu, đột biến các tế bào góp phần gây gia tăng ung thư, hoặc suy yếu chức năng gan, thận… khi ăn uống các nguồn nước không đảm bảo". – PGS Lâm cho biết thêm.
Theo quy chuẩn và thông tư gần đây nhất ra đời năm 2010 có các quy chuẩn quy định cho nước uống trực tiếp. Nước uống trực tiếp đảm bảo an toàn là nguồn nước tuân thủ chất lượng theo quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT, được kiểm soát 21 chỉ tiêu hóa lý và 5 chỉ tiêu vi sinh bắt buộc. Các chỉ tiêu hóa lý có thể kể đến như Asen, Amoni, Chì, Xyanua, Thủy ngân, chất nhiễm xạ… Các chỉ tiêu vi sinh có thể kể đến như E.Coli, Coliform… thì mới đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Bổ sung nước thế nào để tốt cho sức khỏe?
Nói về nhu cầu bổ sung nước của cơ thể, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ: Mỗi nhóm tuổi có nhu cầu nước uống khác nhau, trẻ nhỏ nên uống 1 lít nước mỗi ngày, trẻ lớn hơn 50ml nước/1kg cân nặng, người trưởng thành 2-2,5 lít nước/ngày, người lao động nặng, ra nhiều mồ hôi cần thêm 500ml – 1 lít nước/ ngày.
Khi uống nước nên uống ít một, không uống nhiều một lúc khiến cơ thể không đã cơ khát, dạ dày cũng không kịp tiếp nhận, sẽ không báo lên não do vậy cơ thể vẫn báo tình trạng thiếu nước.
Cuộc sống càng phát triển, nhưng thói quen sử dụng nước máy hoặc nước mưa đun sôi để dùng vẫn còn. Những loại nước này chỉ mang lại sự an toàn về mặt vi sinh, không mang lại lượng khoáng chất mong muốn cho cơ thể.
Nếu có điều kiện chúng ta nên uống những loại nước khoáng thiên nhiên giúp bổ sung thêm các khoáng chất. Nên chọn những lõi lọc, máy lọc nước có bổ sung thêm các khoáng chất, nhất là các khoáng chất từ biển rất tự nhiên, dễ hấp thu. Bổ sung khoáng chất từ nguồn nước thì rất tốt cho cơ thể, mỗi ngày bổ sung thêm 100-160mg canxi từ nguồn nước uống là tương đương với lượng canxi có trong một cốc sữa. Lượng magie cũng vậy – PGS Lâm chia sẻ.
Theo Ông Hoàng Văn Đại - Trưởng bộ phận dự án công ty A. O. Smith Việt Nam, nhiều nguồn nước hiện nay bị ô nhiễm kim loại nặng cũng như vi sinh và các loại hóa chất độc hại khác. Công nghệ RO có ưu điểm là loại bỏ hoàn toàn những kim loại nặng có hại cho sức khỏe cũng như thành phần độc hại nhưng cũng có khuyết điểm là loại bỏ khoáng chất.
Đây là vấn đề mà rất nhiều nhà sản xuất máy lọc nước đau đầu để tìm cách giải quyết. Hiện hãng máy lọc nước A. O. Smith vừa cho ra đời công nghệ lọc MineralRO, cho phép loại bỏ kim loại nặng và hóa chất độc hại trong nước nhưng vẫn giữ được khoáng chất.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn//chuyen-gia-chi-cach-uong-nuoc-tot-cho-suc-khoe-169211222193855604.htm