Đeo khẩu trang y tế như như nào là đúng cách?

ngày 01/04/2020

Không sờ tay vào mặt ngoài trong suốt quá trình sử dụng. Khi tháo phải vệ sinh tay, dùng tay tháo dây đeo và chỉ cầm dây đeo bỏ vào thùng rác, không sờ vào mặt ngoài khẩu trang. Thời gian đeo khẩu trang dùng một lần khoảng 6 - 8 giờ.

Người dân cần đeo khẩu trang y tế trong các trường hợp: Khi có các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở; khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm/nghi ngờ nhiễm Covid-19; khi chăm sóc hoặc tiếp xúc gần với người có triệu chứng ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở hoặc được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi khám tại cơ sở y tế.

Cán bộ, chiến sĩ Trường Quân sự, Quân đoàn 1 chuẩn bị tốt và bước đầu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách ly cho công dân Việt nam trở về từ vùng có dịch Covid-19. Ảnh minh họa: qdnd.vn.

Khi ở ngoài vùng có dịch không có nghĩa là không có nguy cơ nhiễm mầm bệnh vì virus có thể phát tán từ người mang mầm bệnh không triệu chứng. Tuy nhiên, nguy cơ ấy khác nhau trong từng hoàn cảnh tiếp xúc, sinh hoạt khác nhau. Ví dụ: Người chỉ ở nhà không tiếp xúc với người bên ngoài có nguy cơ thấp hơn so với đến dự một sự kiện ở nơi công cộng có nhiều người không quen biết.

Mọi người nên học cách đánh giá nguy cơ để đưa ra quyết định nên đeo khẩu trang hoặc chưa cần thiết phải đeo khẩu trang. Có như vậy sẽ tránh được tâm lý hoang mang, nhất là tâm lý đám đông, dẫn đến các tình trạng hoảng loạn, quá lo lắng vì đã “quên không đeo khẩu trang” hoặc đổ xô đi mua khẩu trang gây ra các hệ lụy không tốt cho xã hội về cung ứng khẩu trang y tế.

Khẩu trang vải cũng có tác dụng dự phòng lây nhiễm Covid-19, tuy nhiên hiệu quả bảo vệ thấp hơn khẩu trang y tế và có thể khác nhau tùy theo cấu tạo, cách sử dụng (đặc biệt là vấn đề tái sử dụng) của khẩu trang vải. Người sử dụng cần lưu ý thông tin từ nhà sản xuất xem khẩu trang vải định sử dụng có đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của Bộ Y tế hay không.


Nguồn: Báo QĐND