Không chỉ đánh răng, làm thêm những mẹo này thì cả đời không bao giờ cần gặp nha sĩ.
Người xưa có câu "cái răng, cái tóc là góc con người". Răng khỏe mạnh là nền tảng của một sức khỏe tốt nói chung và cũng góp phần cải thiện vẻ ngoài của bạn.
Răng không khỏe đẹp không chỉ khiến nụ cười của bạn kém sắc mà còn khiến bạn khó thưởng thức đồ ăn ngon. Chăm sóc răng không hề khó nhưng lại không mấy ai chú ý đến, dưới đây là những cách giúp răng chắc khỏe, trắng sáng để bạn cả đời không bao giờ phải đến nha sĩ.
1. Thêm sữa vào cà phê và trà
Để giữ cho hàm răng trắng sáng, trước hết bạn nên chú ý đến những gì bạn đang đưa vào miệng. Màu men xuất phát từ tính chất hóa học của thực phẩm. Thực phẩm có tính axit sẽ làm hỏng men răng và thực phẩm có hàm lượng tannin cao, như cà phê hoặc trà sẽ làm thay đổi độ pH trong miệng, khiến răng ố vàng.
Cân bằng độ pH trong miệng của bạn bằng cách ăn một thứ gì đó trung tính và giàu canxi sau khi ăn thực phẩm có tính axit. Đổ sữa vào cà phê hoặc trà của bạn để làm giảm độ chua của nó. Casein, một loại protein có trong sữa có thể làm giảm sự đổi màu của răng.
2. Ăn một ít dứa
Dứa là thực phẩm duy nhất có chứa hợp chất bromelain, có tác dụng bảo vệ men răng và làm giảm các vết ố trên răng một cách tuyệt vời. Nó cũng làm giảm đau và sưng nướu răng vì có đặc tính chống viêm.
3. Không làm trắng răng
Trái ngược với những gì ngành công nghiệp làm đẹp đang quảng cáo rằng hàm răng trắng sáng mới là tuyệt vời nhất. Thực tế, hàm răng bình thường khỏe mạnh vốn không trắng, chúng sẽ có màu ngà hơn theo thời gian. Ngoài ra, không phải tất cả các răng đều có màu giống nhau.
Cố tìm cách làm trắng răng có thể làm suy yếu men răng của bạn. Và một khi men răng đã mòn, nó sẽ không thể cứu vãn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên tránh kem đánh răng làm trắng, nó quá mài mòn và sẽ làm mòn răng của bạn. Thay vào đó, hãy sử dụng kem đánh răng có fluor. Florua là một trong những thành phần có tác động mạnh nhất trong quá trình vệ sinh răng miệng của chúng ta và nó đã làm giảm số người bị sâu răng.
4. Để miệng không bị khô
Nước bọt giúp bạn bảo vệ răng bằng cách liên tục rửa sạch chúng, loại bỏ vi khuẩn xấu và củng cố men răng với canxi và phốt pho. Nếu miệng của bạn ngừng tiết đủ nước bọt, răng khô, độ pH trong miệng thay đổi và vi khuẩn phá hủy men răng sẽ phát triển. Uống càng nhiều nước lọc càng tốt trong ngày và nhai kẹo cao su không đường để khuyến khích tiết nước bọt.
Khô miệng cũng là một tác dụng phụ chính của nhiều loại thuốc, như thuốc chống trầm cảm và chúng có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của tuyến nước bọt. Nếu bạn đang dùng thuốc hãy luôn chuẩn bị sẵn nước.
5. Sử dụng ống hút khi uống nước
Hóa ra, không chỉ những gì bạn uống ảnh hưởng đến răng của bạn mà còn cả cách bạn uống nó. Phương pháp uống các loại nước của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Uống từng ngụm dài và ngậm chất lỏng trong miệng có thể góp phần gây ra hiện tượng xỉn màu và bào mòn men răng vì chúng khiến răng tiếp xúc với đường và axit trong thức uống. Do đó, đồ uống có đường đựng trong lon là điều tồi tệ nhất.
Tuy nhiên, sử dụng ống hút (nếu bạn đặt đúng vị trí, không chạm vào răng) lại là cách uống an toàn và lành mạnh hơn. Nó giúp ngăn ngừa sự đổi màu và sâu răng.
6. Đánh răng trước khi ngủ
Đánh răng 2 lần một ngày rất quan trọng, nhưng trong trường hợp bạn chỉ có thể thực hiện một lần, hãy thực hiện trước khi ngủ. Khi bạn ngủ, cơ thể không được cung cấp thêm nước mà thậm chí còn là giai đoạn xả nước, việc sản xuất nước bọt cũng chậm lại nê mảng bám sẽ tích tụ trên răng và gây ra rắc rối. Nó có thể dẫn đến khô miệng và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, đánh răng trước khi đi ngủ rất quan trọng.
Cũng cần lưu ý thêm, rất nhiều người đánh răng thường xuyên nhưng không đúng cách. Bạn nên đánh răng đủ 2 phút và nhổ hết kem đánh răng thừa. Nếu bạn muốn súc miệng, súc họng, hãy thực hiện vào những lúc không đánh răng nếu không sẽ rửa trôi chất fluoride trong kem đánh răng và khiến răng không được bảo vệ.
7. Đừng quên xỉa răng
Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám tích tụ giữa các kẽ răng mà bàn chải khó chạm tới và thúc đẩy sức khỏe nướu tốt. 40% mảng bám ở giữa kẽ răng. Đặc biệt chú ý đến răng hàm của bạn. Đừng chỉ dùng chỉ nha khoa giữa các kẽ răng, bạn cần dùng chỉ nha khoa bên dưới đường viền nướu để làm sạch mảng bám.
8. Đừng chà xát quá mạnh trong khi đánh răng
Hãy nhớ đừng dùng quá nhiều lực khi đánh răng nếu không, bạn sẽ làm tổn thương nướu và răng của bạn sẽ trở nên quá nhạy cảm. Bàn chải đánh răng điện có thể hữu ích với việc xác định thời gian và cảm nhận áp suất. Ngoài ra, hãy luôn chọn bàn chải đánh răng mềm. Đánh răng quá nhiều cũng là một điều cần tránh.
9. Ngăn chặn tật nghiến răng
Nếu bạn có tật nghiến răng, hãy kiếm cho mình một "vệ sĩ". Nghiến răng có thể gây ra các vấn đề về căn chỉnh hàmhoặc bạn có thể làm gãy răng và nếu tình trạng này trở nên tồi tệ hơn, bạn sẽ cần phải bọc mão răng (mão răng được dùng để phục hình răng khi bị tổn thương phần lớn hay toàn bộ bề mặt răng).
Nhưng với dụng cụ bảo vệ miệng chẳng hạn như một miếng silicone để ngăn ngừa nghiến răng sẽ giúp ích. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ trị liệu nếu bạn mắc chứng nghiến răng vì đó có thể là kết quả của căng thẳng hoặc lo lắng.
10. Vệ sinh lưỡi
Lưỡi là ổ chứa vi khuẩn, và khi không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến hôi miệng và các vấn đề nghiêm trọng hơn. Lưỡi khỏe mạnh có màu hồng đồng đều, không có các phần đỏ, trắng hoặc vàng. Sự đổi màu trắng không có lý do gì để lo lắng - đó chỉ là sự pha trộn của tế bào chết và mảnh vụn thức ăn, và nó có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
Dùng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi và bắt đầu làm sạch từ mặt sau của lưỡi. Đừng bỏ qua các cạnh bên của lưỡi. Sau đó rửa sạch lưỡi để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại.
Nguồn: http://giadinh.net.vn/danh-rang-thoi-chua-du-lam-them-10-meo-nay-giup-ban-co-ham-rang-chac-khoe-172211022215737168.htm