Những điều cần biết về bệnh cúm A/H1N1
Theo các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc, bệnh cúm A/H1N1 là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A (H1N1) gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền nhanh qua đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xức với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng “bắn” ra ngoài không khí hoặc những đồ vật bị nhiễm virus từ người bệnh sau đó đưa lên mũi, miệng.
Bệnh lây lay nhanh từ người này qua người khác, trong thời gian 1 ngày và thường ủ bệnh sau khoảng 7 ngày sau kể từ khi nhiễm virus cúm A/H1N1 mới bắt đầu có các triệu chứng.
Virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang…; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C.
Mùa đông, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để cho virus cúm A/H1N1 phát triển và lây lan thành dịch bệnh nếu như không có biện pháp phòng tránh cũng như kiểm soát tốt.
Việc chủ động phòng chống bệnh cúm A/H1N1 là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh cúm A/H1N1 để đi thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời tránh nguy cơ tử vong do cúm A/H1N1 gây ra.
Dấu hiệu của cúm A/H1N1
Ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức mỏi,… là những dấu hiệu của bệnh cúm. Các virus cúm sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt tiến triển nhanh ở trẻ em, phụ nữ có thai, người già, những người suy giảm miễn dịch. Khi có các biểu hiện nặng như sốt cao liên tục, ho nhiều, khó thở, tức ngực,… nên đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời nhằm giảm mức độ diễn biến nặng của bệnh.
Cách phòng tránh bệnh cúm A/H1N1
Cách tốt nhất để phòng chống dịch cúm A/H1N1 là người dân cần thực hiện đúng theo khuyến cáo của ngành Y tế với các biện pháp như sau: Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…nên đi thăm khám sớm với bác sĩ. Đeo khẩu trang y tế và hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc những nơi đông người, những khu vực nghi ngờ có người nhiễm cúm. Vệ sinh phòng ngủ và môi trường sống sạch sẽ. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu…. Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.