An toàn khi sử dụng mỹ phẩm: Có đáng để chết chỉ vì... nhuộm tóc?

ngày 12/08/2021

Có tới hơn 5000 hóa chất được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc trong đó có những loại có thể gây ung thư. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều loại thuốc nhuộm đủ an toàn.

Theo các nhà nghiên cứu hóa mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc có một mặt trái đáng lo ngại, đó là gây ung thư. Nhiều người thường đặt ra câu hỏi: Có nên nhuộm tóc hay không?

Thực tế, rất nhiều người chấp nhận việc có thể tổn hại sức khỏe chỉ vì không muốn để lộ ra mái tóc thật của mình. Họ trở thành những người dũng cảm trước nguy cơ ung thư khi thường xuyên thay đổi màu tóc.

Có đáng để chết chỉ vì... nhuộm tóc? - Ảnh 1.

Có tới hơn 5000 hóa chất được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc trong đó có những loại có thể gây ung thư

Những nguy cơ có thể gặp phải khi nhuộm tóc

Theo các chuyên gia, vấn đề này phụ thuộc vào các thành phần của thuốc nhuộm, tần suất bạn sử dụng và màu sắc bạn chọn. Ngay cả gen di truyền của bạn cũng tạo ra sự khác biệt liên quan đến độc tính.

Nguy cơ thứ nhất: 

Đến từ loại thuốc nhuộm bạn lựa chọn. Có tới hơn 5000 hóa chất được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc.

Năm 2004, một cơ quan vận động và nghiên cứu môi trường phi lợi nhuận đã đánh giá 117 thuốc nhuộm tóc chăm sóc cá nhân và phát hiện khoảng 80 loại trong đó chứa hóa chất có thể gây ung thư.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá bi quan bởi theo sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ đã có rất nhiều loại thuốc nhuộm đủ an toàn để phục vụ nhu cầu làm đẹp. 

Vấn đề là bạn phải sáng suốt chọn lựa để giảm thiểu tối đa lượng hóa chất bạn sử dụng với tóc và da đầu.

Có đáng để chết chỉ vì... nhuộm tóc? - Ảnh 2.

Theo sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ đã có rất nhiều loại thuốc nhuộm đủ an toàn

Hiện có 4 loại thuốc nhuộm tóc phổ biến:

Thuốc nhuộm vĩnh cửu: Những thuốc nhuộm tóc này, có sẵn ở hầu hết các thương hiệu lớn, được sử dụng bởi khoảng 80% người tiêu dùng. Chúng gây ra những thay đổi hóa học lâu dài trong trục tóc.

Thuốc nhuộm vĩnh cửu chứa một loại hỗn hợp hóa chất (thuốc nhuộm tóc càng đậm, nồng độ có thể gây ung thư càng cao). Trong đó các thành phần như:

Para-phenylenediamine (PPD) tạo ra những thay đổi màu sắc đáng kể. Ví dụ như chuyển từ tóc vàng sang tóc nâu (đã gây ung thư ở động vật qua nghiên cứu).

Nếu bạn lo lắng về nguy cơ ung thư của thuốc nhuộm tóc nên "giảm tần suất sử dụng thuốc nhuộm tóc vĩnh cửu hoặc sử dụng thuốc nhuộm tóc  tự nhiên [không có PPD].

Nhựa than đá: Là sự kết hợp của các hóa chất tạo ra màu sắc lâu dài hơn thuốc nhuộm thực vật tự nhiên. Nó cũng gây ung thư ở động vật theo nghiên cứu của FDA.

Do đó, các sản phẩm có nhựa than phải bao gồm cảnh báo có thể nhạy cảm với da ở một số người; Người dùng nên làm theo hướng dẫn được cung cấp; Sản phẩm này không được sử dụng để nhuộm lông mi hoặc lông mày bởi làm như vậy có thể gây mù lòa.

Có đáng để chết chỉ vì... nhuộm tóc? - Ảnh 4.

Các thuốc nhuộm tóc có nhựa than đá không được dùng để nhuộm lông mi hoặc lông mày vì có thể gây mù lòa

Hydrogen peroxide: Là thành phần mấu chốt trong thuốc nhuộm vĩnh cửu, loại bỏ màu sắc tự nhiên của bạn và chuẩn bị cho một sắc thái mới. Peroxide làm hỏng tóc và mùi lưu huỳnh của nó có thể làm cay mắt.

Amoniac: Làm cho màu tóc giữ được lâu hơn, nhưng tiếp xúc nhiều có thể gây kích ứng da. Hầu hết các sản phẩm đắt tiền hơn, dùng tại nhà, chẳng hạn như L'Oreal và Garnier, không có amoniac.

Thuốc nhuộm bán vĩnh cửu (loại semi và loại demi): Những loại thuốc nhuộm tóc này thay đổi màu sắc nhưng không làm sáng tóc. Loại semi kéo dài khoảng 6-12 lần gội; Loại demi lâu hơn khoảng 24-26 lần gội đầu. Cả hai đều có thể chứa một số thành phần có trong thuốc tẩy.

Thuốc nhuộm tạm thời: Chứa nước, dung môi hữu cơ và một số chất khác, chúng bao phủ trục tóc nhưng không xâm nhập vào nó (theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ). Chúng có trong nước rửa, gel và thuốc xịt và thường bám dính tóc từ 1-2 lần gội đầu.

Thuốc nhuộm tự nhiên: Không có hóa chất và có thể kéo dài đến 6 tuần. Tuy nhiên, nó che đi mái tóc bạc không được lâu dài.  Chỉ sau 2-4 tuần, tóc sẽ bạc trở lại và cần phải nhuộm lại.

Có đáng để chết chỉ vì... nhuộm tóc? - Ảnh 5.

Nên tự nhuộm tóc cho mình

Nguy cơ thứ hai: Số lần bạn nhuộm tóc có thể làm tăng nguy cơ ung thư

Do tần suất sử dụng thuốc nhuộm tóc

Theo nghiên cứu của Đại học Nam California năm 2001, những người phụ nữ nhuộm tóc bằng thuốc nhuộm vĩnh cửu mỗi tháng 1 lần trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn có khả năng bị gấp đôi tỷ lệ phát triển ung thư bàng quang so với những người không sử dụng,

Nguy cơ tăng gấp 3 lần nếu bạn đã sử dụng thuốc nhuộm vĩnh cửu từ 15 năm trở lên và tăng 50% nếu bạn là một nhà tạo mẫu hoặc thợ cắt tóc chuyên nghiệp mới làm việc với thuốc nhuộm chỉ trong một năm. Nó có hại gấp 5 lần đối với các nhà tạo mẫu có hơn 10 năm kinh nghiệm tiếp xúc.

Ung thư bàng quang không phải là căn bệnh duy nhất đáng sợ. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ, người sử dụng thuốc nhuộm vĩnh cửu màu tối và nhuộm màu 8 lần hoặc hơn trong 1 năm trong vòng ít nhất 25 năm có nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin (NHL) gấp đôi. Những người tóc vàng không có nguy cơ cao như vậy.

Có đáng để chết chỉ vì... nhuộm tóc? - Ảnh 6.

Không nên để thuốc nhuộm tóc tiếp xúc với da đầu

Nguy cơ thứ ba: ADN của người dùng

Nhuộm tóc bằng thuốc tự nhiên cũng có thể khiến bạn dễ bị ung thư bàng quang hơn nếu bạn sử dụng thuốc nhuộm vĩnh viễn, theo một nghiên cứu của Tạp chí Ung thư Quốc tế năm 2011.

Yếu tố quan trọng là phụ nữ nhanh chóng xả ra arylamines, là dẫn xuất của amoniac hấp thụ qua da trong quá trình nhuộm. Thuốc nhuộm vĩnh cửu chứa nhiều hợp chất độc hại hơn thuốc nhuộm bán vĩnh cửu, tác giả chính của viện nghiên cứu USC cũ có những phát hiện tương tự.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng AND quyết định nguy cơ ung thư bàng quang đối với phụ nữ nhuộm tóc.

Nguy cơ thứ tư: Thời điểm nhuộm tóc

Nếu bạn bắt đầu nhuộm tóc trước năm 1980, nguy cơ ung thư hạch không Hodgkin cao hơn 40%, do thuốc nhuộm tóc trước đó có chứa các hóa chất như amin thơm, các hợp chất hữu cơ kết hợp với cấu trúc thơm có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Sau năm 1980 tỉ lệ này giảm hẳn do đã được cảnh báo về các hóa chất nêu trên và các nhà sản xuất đã loại bỏ chúng khỏi các sản phẩm.

Nguy cơ thứ năm: Sự mang thai

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, thuốc nhuộm tóc có lẽ là an toàn để sử dụng trong khi mang thai cho cả mẹ và thai nhi vì sự hấp thụ qua da là tối thiểu.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên suy nghĩ kĩ về việc nhuộm tóc, đặc biệt là với các sản phẩm chứa nhựa than.

Có đáng để chết chỉ vì... nhuộm tóc? - Ảnh 7.

Nên đeo găng tay khi thoa hỗn hợp vì có một số hóa chất độc hại trong thuốc nhuộm tóc

Cách nhuộm tóc để an toàn

Để có kết quả an toàn nhất, các chuyên gia khuyến khích nên tự nhuộm tóc ở nhà mà không ra tiệm:

Chỉ giữ hỗn hợp nhuộm trên tóc của bạn theo thời gian được khuyến nghị trên hộp.

Nên đeo găng tay khi thoa hỗn hợp vì có một số hóa chất độc hại trong thuốc nhuộm tóc, để giảm thiểu tiếp xúc nhiều nhất.

Cố gắng giữ hóa chất tránh tiếp xúc với da đầu của bạn. Tiếp xúc với da cũng làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng. Sử dụng với bàn chải hoặc lược có thể giữ da đầu của bạn tránh tiếp xúc với thuốc nhuộm.

Không kết hợp các sản phẩm thuốc nhuộm tóc khác nhau. Nếu kết hợp các sản phẩm thuốc nhuộm tóc với nhau có thể sẽ dẫn tới phản ứng có hại.

Vệ sinh da đầu bằng nước sau khi nhuộm.

Sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên thay vì các loại khác.

Huy Khiêm - Thanh Loan (biên dịch)