Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin, chất xơ… Bổ sung thêm rau cải bẹ xanh vào chế độ ăn sẽ giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, loại rau này còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, điều trị khó tiêu, giảm cảm giác kích thích ở đường ruột và hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày.
Ngoài ra, rau cải bẹ xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, chống lão hóa da, hỗ trợ cho người bệnh gout, tiểu đường, tim mạch. Đây là loại rau có vị cay đắng, bạn có thể sử dụng làm món canh, món xào trong bữa ăn.
Rau chân vịt
Trong rau chân vịt ( rau bó xôi), chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, folic, sắt và canxi… rất tốt với bệnh trào ngược. Ngoài ra, loại rau này còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và giúp cải thiện chức năng hệ thống tiêu hóa.
Không chỉ vậy, rau chân vịt còn có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của mắt, giảm stress oxy hóa, điều hòa huyết áp và hỗ trợ phòng chống ung thư.
Rau ngót
Rau ngót có tính mát, có khả năng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Ăn loại rau này cũng cung cáp vitamin, chất khoáng và chất xơ phong phú, cần thiết cho cơ thể.
Lá mơ
Lá mơ với các thành phần dinh dưỡng bao gồm vitamin C, carotene, tinh dầu, protein giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm tại niêm mạc dạ dày và những tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra. Đây được coi là cách giảm đau dạ dày tự nhiên, an toàn và hiệu quả.
Lá mơ là loại rau gia vị thường được ăn kèm với các thực phẩm nhiều đạm như thịt bò, thịt trâu… Với khả năng thanh nhiệt, sát trùng, lá mơ còn giúp chữa cảm lạnh, bệnh khớp ở người già, ăn không tiêu, bí tiểu và làm lành vết thương.
Rau cải bắp
Hàm lượng vitamin K1 và vitamin U dồi dào trong cải bắp có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Người bị loét dạ dày và loét tá tràng có thể làm giảm bớt các bệnh bằng cách uống nước ép bắp cải. Ngoài ra, cũng thể thêm mật ong vào nước trái cây để tăng cường sự phục hồi của vết loét.
Rau mùi tây
Hàm lượng vitamin A, B, C, khoáng chất như sắt, canxi, kali… rất lớn trong rau mùi tây có thể làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, giảm đau ở dạ dày và ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua… của trào ngược dạ dày. Ngoài ra, rau mùi tây còn làm tăng cảm giác ngon miệng cho người bệnh rối loạn dạ dày.
Rau tía tô
Toàn cây tía tô có chứa tinh dầu gồm terillaldehyd, limonen, dihydrocumin và các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm có khả năng giúp làm lành vết loét, liền sẹo, hạn chế và khắc phục tình trạng tiết axit quá mức, từ đó giúp giảm cơn đau dạ dày thực quản. Nhiều người sử dụng lá tía tô để điều trị các bệnh đường hô hấp, thư giãn tinh thần và trị viêm khớp dạng thấp.
Củ cà rốt
Cà rốt là loại củ đặc biệt giàu beta-carotene, vitamin K, chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe dạ dày và đường tiêu hóa, đồng thời có thể giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa khác như rối loạn dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Cà rốt còn có khả năng phòng cao huyết áp, ung thư, tốt cho mắt và tim mạch.
Bạn có thể chế biến các món ngon từ cà rốt như canh hầm, món xào hay bạn có thể làm nước ép.
Khoai lang
Khoai lang có chứa nhiều loại vitamin B, C, beta-carotene, canxi giúp kiểm soát tốt lượng axit dạ dày đồng thời làm giảm đau, làm dịu nhẹ các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ, buồn nôn, đau rát thượng vị… Khoai lang còn có chứa lượng chất xơ dồi dào có công dụng lớn giúp ngừa bệnh táo bón.