Khi dịch sốt rét hoành hành, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển thuốc trị từ cây thanh hao hoa vàng. Đứng đầu là một nhà nghiên cứu Đông y trẻ tuổi có tên gọi Đồ U U (Trung Quốc). Bà đã khám phá ra một liệu pháp đặc trị sốt rét hiệu quả và mạnh nhất từ trước tới nay.
Nỗ lực tìm ra thuốc trị sốt rét từ thảo dược
Khi bệnh sốt rét tràn lan, hoành hành và là nỗi thống khổ của người nhân, năm 1967, Trung Quốc đã tìm kiếm một liệu pháp trị sốt rét từ các loại thuốc đông y.
Cuối thập niên 1960, các viện y học cổ truyền của Trung Quốc là nơi tập hợp rất nhiều chuyên gia về y học cổ truyền và cả các chuyên gia về y học hiện đại. Điều này đảm bảo rằng nghiên cứu Thanh hao tố ở ngay trong môi trường mà các nhà khoa học đã sát cánh cùng nhau để tìm ra liệu pháp chống lại sốt rét. Nghiên cứu của bà Đồ U U đã có những thuận lợi về hệ thống hóa và tiêu chuẩn hóa y tế để tìm ra loại thuốc như mong muốn.
Cây Thanh hao hoa vàng. Ảnh nguồn: Xvision / Getty Imag
Kế hoạch nghiên cứu 3 năm nhằm "tích hợp xa và gần, hài hòa đông - tây y, lấy thuốc trong nước làm ưu tiên".
Dự án nghiên cứu thuốc sốt rét nhắm đến 3 mục tiêu chính:
Xác định các cách thức chữa trị mới chống lại sốt rét kháng ký sinh trùng sốt rét;
Phát triển những biện pháp phòng ngừa dài hạn chống sốt rét kháng ký sinh trùng sốt rét;
Phát triển các chất đuổi muỗi.
Để đạt được những mục tiêu này, các nhà khoa học Trung Quốc hướng đến giải pháp tích hợp thuốc nội và dùng thuật châm cứu.
Bà Đồ U U là sinh viên y trong suốt thập niên 1950. Sau đó bà Đồ trở thành trưởng nhóm nghiên cứu sốt rét tại Hàn lâm Viện Y học cổ truyền Bắc Kinh vào năm 1969.
Nhóm của bà Đồ bao gồm các nhà nghiên cứu hóa thực vật, những nhà chuyên nghiên cứu về những hợp chất hóa học xuất hiện tự nhiên trong thực vật và những nhà nghiên cứu dược lý chuyên tập trung vào khoa học về thuốc.
Họ bắt đầu bằng một danh sách với hơn 2000 chế phẩm thảo dược, trong đó có 640 chế phẩm được phát hiện có những hoạt động kháng sốt rét. Sau đó họ thu hơn 380 tinh chất từ khoảng 200 loài thảo mộc và đánh giá về thuốc dựa trên mô hình chuột bị sốt rét. Trong đó chiết xuất từ Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L). được rất hứa hẹn, nhưng không nhất quán. Trong tiếng Trung Quốc, liệu pháp y học đó có tên là Thanh hao tố (Artemisia).
Artemisinin chỉ là một trong số hàng trăm tinh chất mà bà Đồ cùng nhóm nghiên cứu của mình đã kỳ công thu thập từ những loại thuốc và phương pháp chữa bệnh cổ truyền trong nước rồi sau đó được thử nghiệm theo một cách có hệ thống nhằm tìm ra một phương pháp đặc trị sốt rét kháng ký sinh trùng sốt rét. Thuốc đạt hiệu quả 100% chống lại các ký sinh trùng sốt rét trên mô hình động vật.
Nghiên cứu của bà Đồ nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt từ cộng đồng khoa học quốc tế.
Nhà khoa học Đồ U U nhận huy chương tại lễ trao giải Nobel năm 2015. Ảnh nguồn: Claudio Bresciani /AFP / Getty Images
Và ứng dụng trong điều trị tới ngày nay
Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc và Việt Nam, khi so sánh artemisinin với nhiều thuốc sốt rét khác, kết quả cho thấy với artemisinin thời gian cắt sốt và thời gian sạch ký sinh trùng trong máu nhanh hơn so với cloroquin, quinin, mefloquin hoặc phối hợp mefloquin/sulphadoxin/pyrimethamin ở người bệnh sốt rét do P. falciparum không biến chứng.
Cho đến nay, artemisinin vẫn là thuốc chống sốt rét có hiệu quả cao. Điều trị sốt rét do tất cả các loại Plasmodium, kể cả sốt rét nặng do chủng P. falciparum đa kháng thuốc.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề chủ yếu của artemisinin là tỷ lệ tái phát cao trong vòng một tháng sau khi điều trị, do đó có khuynh hướng phối hợp với thuốc khác để tránh tái phát sớm và chỉ dùng khi các thuốc chống sốt rét khác không có tác dụng và phải dùng đủ liều.
Hàng triệu người đã dùng artemisinin, nhưng chưa thấy có khuyến cáo về các phản ứng có hại nghiêm trọng. Các tác dụng có hại thường là nhẹ và thoáng qua, gồm tác hại trên hệ tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy), nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, giảm hồng cầu lưới, giảm bạch cầu, tăng men gan, đặc biệt là sau khi uống. Những cơn sốt ngắn do thuốc cũng đã được báo cáo trong một vài nghiên cứu. Dùng đường hậu môn, người bệnh có thể bị đau mót, đau bụng và tiêu chảy.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn//thuoc-tri-sot-ret-tu-nghien-cuu-den-thuc-tien-169220321220904605.htm