Chảy dãi là hiện tượng nước bọt chảy ra khỏi miệng khi ngủ. Dù tình trạng này rất phổ biến nhưng nếu kéo dài trong nhiều ngày thì đó có thể là biểu hiện của bệnh lý.
Xoang bị tắc nghẽn
Người bị cảm lạnh, cúm hay nhiễm trùng thường bị chảy dãi khi ngủ. Nguyên nhân là do khi bị bệnh, mũi bị tắc nghẽn, khiến bạn phải thở bằng miệng nhiều hơn.
Tư thế ngủ
Tư thế ngủ như nằm nghiêng, nằm sấp đều làm tăng nguy cơ chảy nước dãi. Do vậy, bạn cần tránh những tư thế này khi ngủ.
Tác dụng phụ của thuốc
Các thuốc có liên quan tới chống rối loạn tâm thần như clozapine cũng có thể gây chảy dãi khi ngủ. Ngoài ra, thuốc sử dụng cho bệnh nhân bị Alzheimer cũng có tác dụng phụ như trên.
Trào ngược thực quản
Người bị trào ngược thực quản thường xuyên bị axit trào ngược lên cổ họng gây ra cảm giác khó nuốt và chảy nước dãi khi ngủ.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng khiến bạn dễ bị đột ngột ngừng thở vào ban đêm. Theo các chuyên gia, chứng bệnh này cũng là nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước dãi khi ngủ.
Khó nuốt
Chảy nước dãi cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh khó nuốt. Tình trạng này thường xảy ra đối với các bệnh nhân mắc các bệnh như Parkinson, đa xơ cứng và người bệnh ung thư.
Điều trị thế nào?
Theo các chuyên gia, chứng chảy dãi khi ngủ đều có thể được khắc phục tại nhà bằng việc tập cho bản thân có thói quen ngủ đúng cách, hạn chế sử dụng thuốc hay phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh…
Tuy nhiên, đối với chứng chảy dãi do bệnh lý, người dân cần sớm đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị sớm. Tránh chủ quan, để bệnh dai dẳng, khó khăn cho việc chữa trị về sau.