Nữ giới đã biết những cách giảm đau bụng kinh an toàn, hiệu quả này chưa?

ngày 17/11/2021

Trong chu kỳ kinh nguyệt, triệu chứng đau bụng kinh xảy ra phổ biến với rất nhiều chị em. Vậy đâu là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất trong kỳ kinh nguyệt là đau bụng. Tùy cơ địa từng người mà cơn đau có thể nhẹ âm ỉ hoặc đau dữ dội trong suốt cả thai kỳ. Để biết nguyên nhân và cách giảm đau bụng kinh hãy đọc bài viết dưới đây.

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là tình trạng khi chị em có các cơn đau thắt ở vùng bụng dưới xảy ra trước và sau kỳ kinh. Cơn đau có thể kéo dài trong một hai ngày đầu nhưng có thể diễn ra trong suốt cả kỳ tùy từng người.

Với những bệnh nhân mắc u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung thì các cơn đau dữ dội hơn. Triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian hoặc sau khi sinh con.

Có các cơn đau thắt ở vùng bụng dưới (Nguồn: Internet)

2. Nguyên nhân đau bụng kinh

Hàng tháng, trứng rụng theo chu kỳ và nếu không được thụ tinh với tinh trùng thì tử cung sẽ đẩy ra ngoài cơ thể bằng cách co bóp để bong lớp niêm mạc. Trong giai đoạn này, máu và oxy đưa đến tử cung hạn chế do lớp niêm mạc bị chèn ép.

Do đó, các thành phần gây ra các cơn đau bụng được sản sinh từ mô ở tử cung. Bên cạnh đó, chất prostaglandin tăng lên còn khiến các cơn đau trở nên dữ dội hơn.

Bên cạnh đó, với những phụ nữ trong độ tuổi 30 - 45 thì các cơn đau bụng kinh có thể là triệu chứng tiềm ẩn các bệnh lý khác như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung, viêm vùng chậu, bệnh tuyến tử cung. Ngoài ra, có những chị em sử dụng vòng tránh thai cũng có khả năng bị các cơn đau bụng kinh kéo dài và tần suất nhiều hơn.

3. Phân loại đau bụng kinh

Đau bụng kinh được chia thành 2 loại là:

Thống kinh nguyên phát: Hay còn có tên gọi khác là thống kinh vô căn. Đây là bệnh không xuất phát từ bệnh lý ở vùng chậu.

Thống kinh thứ phát: Ngược lại trên, bệnh này thường xảy ra ở người bệnh có bệnh ở vùng chậu. Triệu chứng tương tự nhưng thường xảy ra 1 - 2 trước chu kỳ và kéo dài đến khi hết kỳ. Tuy nhiên, với một số người thì biểu hiện này có thể xảy ra bất chợt giai đoạn khác trong tháng.

4. Các cách giảm đau bụng kinh

Tùy vào loại đau bụng kinh mà bạn đang mắc phải mà sẽ có những cách khác nhau.

4.1. Thống kinh nguyên phát

Với dạng này, triệu chứng thường nhẹ nhàng, đau ở phần bụng dưới, lưng dưới hay chân trên. Chị em sẽ thấy cơn đau này xảy ra trước hoặc trong kỳ kinh và chỉ kéo dài vài ngày. Do biểu hiện nhẹ nên được đánh giá là có thể chịu được, tuy nhiên một số trường hợp ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Dưới đây là những cách để giảm các triệu chứng của thống kinh nguyên phát.

Tắm nước nóng

Cách đơn giản hàng đầu là khi trong kỳ kinh bạn nên tắm bằng nước nóng. Điều này sẽ hỗ trợ khí huyết lưu thông, tử cung co thắt dễ dàng để giúp giảm các cơn đau co thắt. Bên cạnh tắm, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm ấm cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Massage

Bạn có thể nhẹ nhàng massage bằng cách xoa bụng theo hướng vòng tròn đến khi các cơn đau giảm. Hành động này sẽ giúp cơ bụng được giãn ra, các cơn đau giảm dần.

Sử dụng gừng

Gừng là nguyên liệu không thể bỏ qua trong các bài thuốc chữa đau bụng kinh. Do có tính chất nóng nên sẽ giúp xoa dịu các cơn đau vô cùng hiệu quả. Bạn có thể áp dụng bằng cách rửa sạch, giã nát gừng và đắp lên bụng dưới kết hợp massage nhẹ nhàng 5 - 7 phút. Ngoài ra bạn có thể uống trà gừng tươi nóng cũng mang lại tác dụng tương tự. Tuy nhiên với những người gặp vấn đề về dạ dày thì nên cân nhắc vì có thể xuất hiện tình trạng ợ nóng, nhiệt miệng, tiêu chảy.

Đắp lên bụng hay pha nước gừng uống đều mang lại hiệu quả (Nguồn: Internet)

Tập thể dục thường xuyên

Tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể sản sinh hoạt chất hormone endorphin tạo ra các cảm xúc tích cực. Bên cạnh đó, các cơ được thả lỏng cũng giúp giảm các cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên bạn nên lưu ý là trong thời gian hành kinh, bạn nên tập luyện nhẹ nhàng bằng các bài yoga, đi bộ…

Ăn uống lành mạnh

Không chỉ trong những ngày ‘’đèn đỏ'’ mà ngay cả ngày bình thường bạn cũng nên tập chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đồ dầu mỡ, đồ ăn sẵn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chứa nhiều Omega 3, kẽm, magie, vitamin E, B1, B6 sẽ giúp chống sưng viêm, giảm các hormone gây nên cơn đau bụng kinh.

Ngoài ra, thời điểm này không nên dùng đồ uống chứa caffein bởi chúng khiến bạn nhạy cảm hơn các cơn đau. Thay vì dùng đồ uống có ga, chứa nhiều đường thì bạn nên uống nước lọc, nước ép trái cây.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Giữ vùng kín sạch sẽ là điều cực kỳ quan trọng để tránh nhiễm khuẩn, tránh các bệnh sinh lý như viêm lộ tuyến cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung... Để vệ sinh vùng kín đúng cách bạn không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm mất độ pH. Thay vì đó, hãy sử dụng các sản phẩm riêng biệt và nguồn nước sạch.

Hãy sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng (Nguồn: Internet)

Ngủ đủ giấc

Nếu chất lượng giấc ngủ không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt và tình trạng sức khỏe khác. Bạn có thể cải thiện bằng cách tập hình thành thói quen ngủ vào cùng thời điểm mỗi buổi tối. Ngoài ra, trong kỳ kinh, để tránh các cơn đau bạn có thể ngủ ở tư thế bào thai để các cơ bụng được thư giãn.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu như đã áp dụng những phương pháp trên nhưng tình trạng không đỡ thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên bạn không nên tự ý mua mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không đáng có.

4.1. Thống kinh thứ phát

Nếu bạn được chẩn đoán mắc thống kinh thứ phát thì cần được điều trị bệnh triệt để. Lúc này bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần tới các cơ sở y tế hay bệnh viện để có phác đồ phù hợp.

Trên đây là thông tin cũng như cách giảm đau bụng kinh tùy vào loại bệnh mà bạn đang mắc phải. Nếu trong trường hợp đau nhưng nguyên nhân do các bệnh lý khác gây nên thì bác sĩ có thể chỉ định thuật cắt bỏ tử cung để điều trị dứt điểm. Vì thế, cách tốt nhất là bạn không nên chủ quan và nếu có dấu hiệu bất thường thì nên đi khám sớm.

Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nu-gioi-da-biet-nhung-cach-giam-dau-bung-kinh-an-toan-hieu-qua-nay-chua/20211117091656817