Các loại nấm
Nấm có công dụng cải thiện sức đề kháng, kìm hãm quá trình lão hóa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư. Tình trạng thoái hóa xương khớp cũng được cải thiện rõ rệt. Những món ăn được chế biến từ những loại nấm kết hợp cùng một số loại rau củ như cà rốt, ớt, bông cải,… sẽ giúp bổ sung Vitamin A, E, C, K… giúp cơ xương khớp dẻo dai hơn.
Sữa chua và các loại thực phẩm được chế biến từ sữa
Trong các loại thực phẩm được chế biến từ sữa luôn có chứa rất nhiều canxi (thành phần chính cấu tạo nên xương). Uống sữa đều đặn giúp phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Sữa còn rất tốt cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ và lưng.
Hạnh nhân, đậu nành, hạt điều
Hạnh nhân, đậu nành, hạt điều bổ sung lượng vitamin D và canxi dồi dào cho cơ thể. Sữa hạnh nhân cung cấp tới 45% giá trị canxi và 25% giá trị vitamin D hàng ngày.
Cá béo và thực phẩm giàu axit béo Omega-3
Axit béo Omega-3 là chất có tác dụng làm giảm chứng đau mỏi, ngăn cản những phản ứng không tốt của hệ miễn dịch gây ra tình trạng viêm khớp. Omega-3 có rất nhiều trong những loại cá, tôm, cua, mỡ cá, cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trống, cá mòi, cá trích,…
Gừng, tỏi, ớt
Tỏi, ớt và gừng là những gia vị rất tốt cho xương khớp, đặc biệt là người bị đau nhức xương khớp.
Ớt: Trong ớt có chứa hoạt chất Capsaicin được sử dụng để điều trị những cơn đau khớp và cơ nhẹ.
Tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều Allicin – chất chống oxy hóa cao, giúp ức chế sự tấn công lên xương khớp. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa Azone, Phitoncid, Dianli disulfide, Diallyl – trisulfide có công dụng kháng viêm tốt.
Gừng: Đây cũng là một gia vị có tác dụng giảm đau nhức xương khớp do viêm rất tốt. Vì thế, người bệnh nên thường xuyên bổ sung gừng tươi hoặc khô trong bữa cơm hàng ngày.
Trà Xanh
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trà xanh rất nhiều lượng chất chống oxy hóa và chất flavonoid giúp giảm nguy cơ gây loãng xương. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khuyến cáo mọi người không nên uống trà xanh vào trước bữa ăn hoặc sau khi ăn dưới 30 phút. Tình trạng khó tiêu, rối loạn tầm nhìn, thở gấp, đau đầu có thể xảy ra nếu như bạn sử dụng quá 3 cốc trà xanh mỗi ngày.
Rau xanh
Một số căn bệnh thoái hóa khớp, viêm đa khớp, đau xương khớp có thể được cải thiện rõ rệt khi bạn thường xuyên sử dụng các loại rau cải mầm, rau bina, cải xoăn, cải xanh, cải thìa, bắp cải,…
Người bị đau khớp cũng nên bổ sung các loại vitamin C, men kháng viêm từ các loại trái cây như bưởi, chanh, dứa, đu đủ,… Lượng chất xơ trong trái cây và rau xanh luôn tốt cho xương khớp của chúng ta.
Trong súp lơ xanh có chứa chất Sulforaphane giúp trung hòa các enzyme gây tổn thương xương khớp. Vì vậy, súp lơ xanh là một trong những thực phẩm giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp sớm nhất.
Bên cạnh đó, bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin C, vitamin K, nhiều hợp chất chống oxy hóa khác có tác dụng chống viêm và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Quả mọng
Bioflavonoids là nhóm sắc tố thực vật, chất này có tác dụng chống oxy hóa tương tự như Quercetin và có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại tế bào.
Những loại quả mọng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do phá hủy tế bào. Hai hợp chất Rutin và Quercetin ở trong quả mọng được chứng minh có thể giúp tăng mật độ xương, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp.
Những thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C và Bioflavonoids bao gồm: đu đủ, ổi, dứa, việt quất, nho đen, quả mơ, kiwi, mâm xôi, mận, sơ ri, anh đào, mâm xôi, dâu tây,…
Giá đỗ
Trong các loại giá đỗ có chứa rất nhiều chất Hormone Oestrogen thực vật là: Phyto-oestrogen và Isoflavon. Đây là các chất giúp chống lại quá trình loãng xương, đặc biệt là trong giai đoạn các xương mỏng đi nhanh chóng (giai đoạn mãn kinh) khiến nguy cơ gãy xương xảy ra lớn.
Đau xương khớp không nên ăn gì?
Những loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống xương khớp mà người bệnh cần kiêng ăn, bao gồm:
Thực phẩm có chứa hàm lượng photpho cao như thịt đóng hộp, nội tạng động vật, thịt đỏ.
Đồ ăn chế biến sẵn, chiên dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
Bánh kẹo có nhiều đường và muối, đồ uống có chứa cồn hoặc gas.
Không nên ăn thực phẩm giàu axit oxalic: Cà ghém, canh chua, chuối tiêu, cà pháo.
Các thực phẩm tăng lipit máu như xúc xích, thịt mỡ, dăm bông…
Kiêng ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bơ, sữa,…