Hà Nội: Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng nhanh

ngày 10/07/2020

Trong 6 tháng năm 2020, Hà Nội có 121 trường hợp mắc Covid-19. Tính đến 29/6/2020, tất cả các trường hợp mắc bệnh đều đã được công bố khỏi bệnh, trong đó 96/121 trường hợp đã được ra viện. Kể từ ngày 15/4/2020 đến nay, Hà Nội không ghi nhận thêm ca bệnh mắc mới tại cộng đồng.

Toàn thành phố có 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 28/30 quận, huyện; 198/579 xã, phường, thị trấn; số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2019. Bệnh nhân có xu hướng gia tăng nhanh trong 3 tuần gần đây. Một số xã ghi nhận nhiều bệnh nhân và có ổ dịch có diễn biến phức tạp như: Tam Hiệp - Phúc Thọ (182 ca), Khánh Hà - Thường Tín (48 ca), Thanh Thùy - Thanh Oai (44 ca).

Phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết

Bệnh tay chân miệng có 201 trường hợp mắc, giảm so với cùng kỳ năm 2019. Bệnh nhân bắt đầu gia tăng nhanh trong 2 tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non và tại các khu chung cư.

Bệnh sởi có 15 trường hợp mắc bệnh, giảm nhiều so với cùng kỳ 2019. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ (10 trường hợp chiếm 67%).

Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng cũng ghi nhân 201 trường hợp mắc. Bệnh nhân bắt đầu gia tăng nhanh trong 2 tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non và tại các khu chung cư.

Bệnh sởi có 15 trường hợp mắc bệnh, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ (10 trường hợp chiếm 67%).

Theo Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố cơ bản đang được kiểm soát tốt, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát làn sóng dịch thứ 2 là hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh nhà nước từng bước mở cửa, giao thương trở lại với quốc tế để phát triển kinh tế xã hội sẽ là thách thức lớn trong công tác phòng chống dịch.

Đối với các dịch bệnh lưu hành khác như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản... mặc dù ghi nhận số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng lại đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những tuần gần đây tạo điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch trên địa bàn thành phố.

Vì vậy, Các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể với ngành y tế để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch một cách chủ động.


Nguồn: Báo Tổ Quốc