Đồ ăn vặt cực hại - mì gói. Mì gói hương vị hấp dẫn, tiện lợi, dễ thưởng thức dưới dạng nấu chín hoặc ăn liền. Tuy nhiên, các bác sĩ không cho con ăn bởi chúng không chỉ nghèo nàn dinh dưỡng mà còn chứa chất có hại cho cơ thể.
Ngoài các chất phụ gia và bảo quản, hàm lượng natri trong mì gói tương đối cao. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày nên không thích hợp để thưởng thức thường xuyên, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Đồ ăn vặt cực hại - kẹo trái cây. Kẹo trái cây có ưu điểm là màu sắc bắt mắt, hương vị chua ngọt kích thích. Vậy nhưng loại kẹo này lại chứa nhiều đường, calo song lại ít vitamin. Trong khi đó, cơ thể trẻ lại rất cần vitamin B cùng các vitamin khác. Ăn nhiều kẹo trái cây sẽ vô cùng bất lợi cho sự phát triển của trẻ.
Trà sữa, đồ uống có ga. Đồ uống có ga bị xếp vào loại đồ ăn vặt cực hại cho trẻ bởi chúng chứa lượng lớn axit photphoric. Loại axit này làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Bên cạnh đó, chúng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là sâu răng.
Trà sữa là đồ uống được nhiều người đón nhận. Dù thơm ngon song nhược điểm của chúng là chứa lượng đường và calo cực lớn. Mặt khác, trà sữa còn chứa hương liệu, chất tạo màu, chất béo chuyển hóa,... uống thường xuyên sẽ không tốt cho sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Bánh ngọt. Các loại bánh ngọt chứa lòng đỏ trứng, socola, bánh dứa... được quảng cáo thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Thực chất, đằng sau vẻ hấp dẫn của chúng là hàng tá chất tạo màu, hương liệu, chất phụ gia cùng chất bảo quản, chất béo chuyển hóa... có thể gây hại cho tim, hệ tuần hoàn, thậm chí tăng nguy cơ ung thư.
Snack. Snack chứa nhiều nguyên tố kim loại như chì, nhôm... có thể gây nên những tổn thương cho não bộ cũng như hệ tiêu hóa con người. Đáng nói, trẻ nhỏ thường xuyên ăn món khoái khẩu này sẽ tích tụ lượng lớn nguyên tố kim loại trong cơ thể gây ngộ độc mãn tính.
Thạch. Ngoài ưu điểm ngon miệng, thạch gần như không có giá trị dinh dưỡng. Món ăn vặt này còn khiến trẻ dễ đối diện nguy hiểm khi mắc nghẹn.
Ngoài ra, thạch còn chứa các chất phụ gia như kali sorbate, carrageenan, citric, hương liệu cùng chất tạo màu... Ăn nhiều có thể cản trở quá trình hấp thu các nguyên tố vi lượng, đạm và canxi.
Nếu trẻ đam mê ăn vặt, cha mẹ nên chọn các thực phẩm nguồn gốc từ rau củ và trái cây như nho khô, xoài sấy, táo sấy, chà là đỏ... Bằng cách này, trẻ vừa thỏa mãn nhu cầu ăn uống vừa tiếp thu được lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho quá trình tăng trưởng.
Nhóm quả hạch như quả óc chó, đậu phộng, hạt dưa, hạt điều, hạnh nhân... cũng thích hợp cho bé nhâm nhi mỗi khi cần.
Nếu trẻ thích ăn bánh, cha mẹ nên đầu tư thời gian tự làm với nguyên liệu từ hạt thô. Về cơ bản, chúng chứa ít chất béo, ít calo, nhiều vitamin, giúp tăng cường nhu động đường tiêu hóa.
Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, phô mai que cũng là đồ ăn vặt lý tưởng để bổ sung chất đạm, khoáng chất, muối vô cơ... Ảnh: Internet.