Cách ngăn ngừa gan nhiễm mỡ ở người bệnh đái tháo đường

ngày 28/06/2022

Đái tháo đường là một căn bệnh có thể gây nhiều biến chứng, trong đó có gan nhiễm mỡ. Một số cách dưới đây có thể giúp giảm thiểu rủi ro này.

1. Đái tháo đường có thể gây gan nhiễm mỡ

Bệnh đái tháo đường là một tình trạng mạn tính có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm: Bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và mù lòa…

Nội dung

1. Đái tháo đường có thể gây gan nhiễm mỡ
2. Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh gan nhiễm mỡ
3. Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?
4. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ các chất béo trong tế bào gan. Bình thường có một số chất béo ở trong gan, nhưng nếu hơn 5% trọng lượng gan là chất béo, thì được gọi là gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là dạng gan nhiễm mỡ phổ biến nhất. NAFLD có thể bao gồm từ tích tụ chất béo đơn giản (máu nhiễm mỡ) đến viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), đây là một dạng bệnh nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xơ gan hoặc suy gan. NAFLD có thể được kích hoạt bởi béo phì, đái tháo đường hoặc các yếu tố di truyền...

Những người mắc bệnh đái tháo đường rất dễ bị gan nhiễm mỡ. Điều này là do lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho gan. Ngoài ra, kháng insulin, thường thấy ở bệnh đái tháo đường type 2, có thể gây tích tụ chất béo trong gan.

Những người mắc bệnh đái tháo đường rất dễ bị gan nhiễm mỡ.

2. Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh gan nhiễm mỡ

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi nó tiến triển thành xơ gan hoặc suy gan. Tuy nhiên, những dấu hiệu sau đây có thể là cảnh báo cho thấy sự hiện diện của gan nhiễm mỡ.

Bụng có ngấn mỡ: Nếu tích trữ phần lớn chất béo quanh eo, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Luôn mệt mỏi: Bệnh gan nhiễm mỡ có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi.
Chán ăn: Nếu bạn không muốn ăn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy gan của bạn không thể xử lý chất béo đúng cách.
Đau bụng: Đau vùng bụng trên, bên phải thường thấy ở bệnh gan nhiễm mỡ.

3. Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?

Do hầu hết những người bị bệnh gan nhiễm mỡ đều không có triệu chứng gì nên cần phải làm xét nghiệm máu hoặc chụp hình ảnh để chẩn đoán.

Siêu âm bụng là cách dễ nhất để chẩn đoán sự hiện diện của mỡ trong gan. Một số xét nghiệm máu (được gọi là xét nghiệm chức năng gan) cũng hữu ích trong việc phát hiện gan nhiễm mỡ, đặc biệt nếu nó đã tiến triển đến giai đoạn NASH.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh gan nhiễm mỡ có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hoặc suy gan. Do đó, điều quan trọng đối với tất cả những người mắc bệnh đái tháo đường là phải siêu âm vùng bụng và kiểm tra chức năng gan thường xuyên, ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ?

Có một số điều bạn có thể làm để ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ:

Duy trì một trọng lượng hợp lý: Béo phì là một yếu tố nguy cơ chính để phát triển bệnh gan nhiễm mỡ.
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo và đường: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giữ cho gan của khỏe mạnh.
Tránh uống quá nhiều rượu: Rượu là một chất độc có thể làm hỏng gan. Nếu uống rượu, nên giới hạn không quá một ly mỗi ngày.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp giữ cho gan khỏe mạnh bằng cách tăng lưu lượng máu đến cơ quan.
Tránh tiếp xúc với chất độc: Độc tố có thể làm hỏng gan và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống cụ thể giúp bạn có những lựa chọn lành mạnh:

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn

Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu… rất có lợi cho sức khỏe. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, điều này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

- Ăn nhiều protein hơn

Protein trong bữa ăn giúp ổn định lượng đường trong máu và cũng có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Các nguồn cung cấp protein tốt bao gồm thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu phụ, đậu và đậu lăng…

- Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Những chất béo không lành mạnh này có thể làm tăng mức cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chọn phần thịt nạc hơn, nấu với các loại dầu lành mạnh như gingelly, lạc và dầu hạt cải thay vì bơ, và ăn nhẹ bằng các loại hạt thay vì đồ ăn nhẹ đã qua chế biến.

- Chế độ ăn uống bổ sung cho gan khỏe mạnh

Bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp giữ cho gan khỏe mạnh. Vitamin E và selen là hai chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của gan. Các chất dinh dưỡng này có thể tìm thấy ở dạng bổ sung hoặc trong thực phẩm như quả hạch, hạt và rau xanh…

- Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Giảm cân là cách rất quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường cũng có tác dụng chữa gan nhiễm mỡ. Hãy trao đổi với bác sĩ để có được hưỡng dẫn phù hợp với mình.

Nguồn: suckhoedoisong.vn