Trẻ nhiễm HIV cần chăm sóc như thế nào?

ngày 10/11/2020

KHẢN TIẾNG, VIÊM THANH QUẢN kéo dài nhiều năm - Tham khảo ngay bí quyết SIÊU ĐƠN GIẢN này!

Ăn kém hoặc cung cấp khẩu phần ăn thấp là những nguyên nhân quan trọng gây sút cân ở trẻ nhiễm HIV. Đối với trẻ nhiễm HIV thì việc bú mẹ không còn đáng lo ngại vì trẻ đã bị nhiễm rồi. Ở những trẻ này, việc bú mẹ là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ngoài ra những trẻ nhiễm HIV cũng cần được cung cấp vitamin A đúng chỉ định để giúp giảm ỉa chảy, viêm phổi cho trẻ.

Trẻ nhiễm HIV cần được tắm, vệ sinh thật sạch để đề phòng nhiễm trùng da

Cần được vệ sinh sạch sẽ

Hàng ngày trẻ nhiễm HIV cần được tắm, vệ sinh thật sạch để đề phòng nhiễm trùng da, không để xây xước. Sau khi rời bệnh viện về gia đình, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn, không khói thuốc lá, khói than, không nuôi vật nuôi trong nhà. Quần áo mặc cần thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Sau khi trẻ đại tiện và vệ sinh xong cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng vải mềm, sạch nhúng nước sạch, lau sạch răng, lợi và miệng sau ăn. Nếu trẻ bị tưa miệng, có thể đánh tưa bằng mật ong, nước vò lá rau ngót. Nếu tái phát hoặc không khỏi trong 1 đến 2 tuần cần đưa trẻ đến bệnh viện. Với trẻ trên 3 tuổi cần đánh răng buổi sáng, sau ăn và trước khi ngủ. Mỗi năm hai lần cho trẻ đi khám răng miệng. Dấu hiệu đầu tiên của trẻ nhiễm HIV có thể là những vết đau ở miệng, cần báo cho bác sĩ nha khoa để trẻ được thăm khám kịp thời.

Hàng tháng cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe, thăm khám và xét nghiệm để phát hiện, điều trị dự phòng các biểu hiện sớm.

Người chăm sóc và vệ sinh cho trẻ phải được huấn luyện cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS như: Xử lý các dịch tiết hoặc máu bị dây bẩn, vệ sinh quần áo trẻ (ngâm trong nước javen hoặc luộc sôi trước khi giặt); sử dụng găng tay, áo choàng, khẩu trang... khi tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của trẻ, đặc biệt là khi thay răng sữa hoặc các vết thương chảy máu.

Ngoài ra, cần phải cho trẻ thăm khám kịp thời khi thấy những triệu chứng sốt, ho, thở nhanh, khó thở, chán ăn, gầy sút nhanh, xuất hiện những đốm trắng hay những vết đau trong miệng, xuất hiện những mụn không biến mất, đi ngoài phân có máu, tiêu chảy, nôn mửa, sởi, lao, thủy đậu hoặc các bệnh lây khác. Hàng tháng cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe, thăm khám và xét nghiệm để phát hiện, điều trị dự phòng các biểu hiện sớm của nhiễm trùng cơ hội.

Trẻ nhiễm HIV cần nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn trẻ bình thường. Người thân nên dành nhiều thời gian chơi, nói chuyện, ôm ấp, giúp trẻ có đời sống tình cảm đầy đủ, ấm áp.


Nguồn: Báo Gia Đình VN