Nước mía có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nước mía cũng có một số tác hại mà chúng ta cần lưu ý.
Không uống nước mía để lâu
Nước mía là thức uống rất tốt nhưng nếu để lâu sẽ là điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.
Ngoài ra, nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, chỉ nên uống nước mía mới ép, còn nước để lâu tốt nhất không nên dùng.
Cho nênnước mía sau khi ép phải uống trong vòng 15 phút, nếu không uống ngay nên đậy kín và cho vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn (không quá 1 buổi) vì sau thời gian này quá trình oxy hóa sẽ làm mất đi dưỡng chất trong nước mía.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Đau bụng, tiêu chảy
Nước mía có tính hàn và hàm lượng đường cao, do đó những người thể trạng yếu uống nhiều dễ bị đau bụng đi ngoài.
Dễ bị nhiễm khuẩn
Khâu vệ sinh cây mía, máy ép, cốc đựng thường không đảm bảo vệ sinh, nên nước mía có thể dễ dàng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
Tăng cân nhanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong nước mía, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Vì vậy, những người béo phì không nên uống nước mía.
Chỉ nên uống vào buổi chiều
Thời điểm tốt nhất để bạn uống nước mía là vào buổi chiều và chỉ nên uống từ 100ml đến 200ml.
Không tốt khi uống với thuốc
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xâúcủa cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-dieu-can-luu-y-khi-uong-nuoc-mia-ban-nen-biet/20220409072703872