Người phụ nữ 30 tuổi có bầu ngực lớn không ngừng phải cầu cứu bác sĩ

ngày 24/06/2022

Cứ ngỡ sau các lần sinh con, 'chửa ngực' rồi sau sinh sẽ tự hết, nhưng 3 lần mang thai là ba lần bầu ngực tăng nhân lên kích cỡ, khiến người phụ nữ trẻ khó thở, tụt huyết áp, thiếu máu.

Đó là tình cảnh khóc dở mếu dở của chị Dương M. H. (36 tuổi) ở Hà Nội. Thông thường phụ nữ sau sinh ngực thường nhỏ lại, it săn chắc, có người phải chi hàng chục triệu đi phẫu thuật nâng ngực thì chị M.H ngược lại.

Người phụ nữ trẻ này cho biết, thời con gái, chị có bầu ngực tròn trịa, cân đối và là niềm ao ước của bao bạn bè cùng trang lứa. Khi lập gia đình và trải qua 3 lần mang thai, sinh nở, bầu ngực của chị cứ lớn dần và chảy tới tận rốn.

“Bà bầu mang thai thì nhìn thấy bụng mình – kiểu như chửa vượt mặt nhưng tôi chưa bao giờ nhìn được vì vòng một quá lớn.

Mẹ 3 con ngoài 30 khốn khổ vì bầu ngực vẫn không ngừng lớn, dài tới gần rốn !

Khi thấy tôi như vậy, mọi người động viên tôi bị “chửa ngực”, sinh xong sẽ hết nhưng sau sinh, tuyến vú của tôi không hề thu nhỏ. Khổ sở hơn, dù đã ngoài 30 tuổi nhưng ngực tôi vẫn không ngừng lớn”, chị H. chia sẻ.

Trước tình cảnh “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”, chị H. rơi vào cảnh tự ti vì liên tục chịu nhiều ánh mắt tò mò của những người xung quanh. Trong sinh hoạt hàng ngày, chị cũng gặp không ít bất tiện. Mỗi lần bước ra khỏi cửa, chị lại phải bó ngực, khi may áo cũng cần đo để vừa cỡ vòng 2. Thậm chí, người mẹ 3 con này không dám soi gương vì sợ nhìn thấy hình ảnh không mong muốn của mình trong đó.

Không những tự ti về ngoại hình, bộ ngực quá khủng của H. cũng khiến người mẹ 3 con này yếu hơn. Chị chịu nhiều cơn đau nhức phần vai gáy, hay bị ngất, hụt hơi và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Sau gần 10 năm chịu đựng, mới đây chị Hằng đã quyết định đi khám nhưng một số nơi lắc đầu không dám can thiệp. Khi tới BV Bạch Mai, các bác sĩ tại khoa Phẫu thuật thuật tạo hình Thẩm mỹ đã đồng ý phẫu thuật thu gọn vòng ngực cho chị Hằng.

TS.BS Phạm Thị Việt Dung - phụ trách khoa Phẫu thuật tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tình trạng của bệnh nhân liên quan đến hormone. Các giai đoạn chuyển tiếp như dậy thì, sau khi chửa đẻ… hormone biến động làm thay đổi kích thước tuyến vú. Với bệnh nhân này, trọng lượng tuyến vú phì đại lên đến 2,5kg.

Bác sĩ Dung chia sẻ, việc chị em có bộ ngực ngoại cỡ sẽ gặp rất nhiều vấn đề, đặc biệt khi ngủ tuyến vú phì đại đè ép lên ngực gây khó thở. Thậm chí có trường hợp phải nghiêng người, kê gối nâng tuyến vú mới có thể ngủ. Đó là trường hợp một bé gái 12 tuổi có ngực nặng tới 6kg mà khoa mới phẫu là trường hợp điển hình.

“Đối với trường hợp người phụ nữ 36 tuổi nói trên, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rã rời, mệt mỏi do nhiều năm phải vác tuyến vú quá lớn. Người bệnh cũng triền miên lo lắng, ám ảnh về bộ ngực của mình. Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất giúp giải quyết các triệu chứng khó chịu cũng như mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho bệnh nhân”, TS.BS Dung nói.

Ê kíp mổ của BV Bạch Mai đã thực hiện phương pháp thu gọn vú có bảo tồn, giúp giữ nguyên đượccảm giác, vẫn có khả năng cho con bú bình thường và đảm bảo được hình thể tuyến vú.

Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ siêu âm doppler để xác định được mạch máu nuôi quầng núm vú, lần theo đường đi của cuống nuôi để thiết kế vạt mang quầng này. Sau khi cắt thu nhỏ tuyến vú, bác sĩ sẽ cuộn vạt lên để tạo hình bầu vú. Kỹ thuật này sẽ giúp quầng núm vú có tỷ lệ sống cao, tỷ lệ rối loạn cảm giác rất thấp.

Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, nhìn khuôn ngực nhỏ lại, chị Hằng không giấu nổi nụ cười hạnh phúc. Chị cho biết, bản thân mình như trở thành người khác và thời gian tới chị sẽ được sống trọn vẹn hơn.

Theo bác sĩ, bệnh phì đại tuyến vú thường gặp ở người tuổi 18-20 hoặc sau khi sinh nở, có trường hợp phì đại và sa trễ nửa mét. Nguyên nhân chủ yếu do rối loạn hormone (thường có tính di truyền trong gia đình) hoặc do bất thường khác.

TS. BS Việt Dung, bộ ngực lớn có thể gây cong vẹo cột sống, biến dạng cột sống, nhất là các đốt sống cổ, làm giảm lượng máu lên não... Người bị phì đại tuyến vú thường mang tâm lý mặc cảm, tự ti. Nhiều trẻ bỏ học, không dám đi học.

Trước đây, bệnh nhân ngực phì đại được áp dụng phương pháp phẫu thuật cổ điển Thorek, tức là bác sĩ cắt rời tuyến vú, lấy phần quầng và núm vú ghép lên trên để tạo hình thẩm mỹ. Phương pháp này đảm bảo về mặt thẩm mỹ song các ống tuyến bị cắt đứt lìa, dây thần kinh cảm giác cũng đứt nên bệnh nhân mất cảm giác, mất tuyến sữa, không thể cho con bú.

Hiện nay các bác sĩ áp dụng phương pháp mới, đầu tiên là siêu âm doppler để xác định mạch máu nuôi quầng núm vú, rồi lần theo đường đi của cuống nuôi để thiết kế vạt mang quầng núm vú. Sau khi cắt thu nhỏ tuyến vú, bác sĩ sẽ cuộn vạt lên để tạo hình bầu vú. Nhờ đó, về sau bệnh nhân vẫn cho con bú bình thường, đảm bảo hình thể tuyến vú, giữ nguyên cảm giác.

Các bác sĩ khuyến cáo khi mắc chứng phì đại tuyến vú, người bệnh cần đến bệnh viện khám và được xử lý sớm.

Nguồn: infonet.vietnamnet.vn