Đỏ mặt khi uống rượu là tình trạng như thế nào?
Khi Etanol trong rượu đi vào cơ thể con người, một phần nhỏ sẽ thông qua đường hô hấp hoặc nước tiểu mà được thải ra ngoài, tuy nhiên vẫn còn gần 90% hàm lượng của nó đều phải qua gan tiến hành trao đổi chất.
Quá trình trao đổi chất của gan sẽ trải qua 2 bước:
Bước 1: Dưới tác dụng của các enzyme Aldehyd Dehydrogenase, Etanol sẽ phân giải thành Acetaldehyde.
Bước 2: Acetaldehyde sau khi được trao đổi chất, dưới tác dụng của Aldehyd Dehydrogenase 2 (viết tắt là ALDH2) lại chuyển hóa thành Etanoic.
Đỏ mặt khi uống rượu là hiện tượng khi gan bị thiếu hụt các enzyme làm nhiệm vụ chuyển hóa Etanol thành Etanoic, tức là thiếu Aldehyd Dehydrogenase. Một khi Etanol không thể được trao đổi chất kịp thời như bình thường sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ chất này, làm giãn nở các mạch máu ở niêm mạc da nên gây đỏ mặt sau khi uống bia rượu.
Như vậy có thể thấy, tình trạng này chính là một biểu hiện bất thường của quá trình trao đổi chất Etanol chứ không liên quan trực tiếp đến “tửu lượng”. Điều này cũng có nghĩa là biểu hiện đỏ mặt chỉ là dấu hiệu nhận biết cơ thể có bệnh, cụ thể là ở gan chứ không phải uống bia rượu nhiều mà bị.
Người đỏ mặt khi uống rượu cũng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn
Theo kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science Advances cho thấy: sự đột biến các gen của ALDH2 dẫn đến hiện tượng sau khi uống rượu bia sẽ bị đỏ mặt, mà tình trạng này chỉ chứng tỏ gan của người đó có vấn đề, cho dù uống rượu không nhiều thì cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.
Đột biến ALDH2 sẽ làm giảm mạnh hoạt tính của các Protease (enzyme thủy phân) tương ứng, dẫn đến thành phần Etanol trong rượu tích tụ quá nhiều trong cơ thể, gây ra phản ứng đối với độc tố như da ửng đỏ, cơ thể bị viêm v.v…
Đáng chú ý là Etanol cũng chính là một loại vật chất gây ung thư, vì vậy người đỏ mặt khi uống rượu càng nên thận trọng vì có thể bạn đang có vấn đề ở gan mà làm tăng nguy cơ mắc ung thư hơn.
Thống kê lâm sàng cho thấy có khoảng 5.5% các ca bệnh ung thư trên toàn cầu là do Etanol gây ra và cứ trong số 18 ca thì có 1 người bị ung thư là do uống rượu bia. Trong đó có liên quan mật thiết nhất với Etanol là ung thư khoang miệng, ung thư hầu họng và ung thư thực quản.
Đỏ mặt khi uống rượu không hề chứng tỏ bạn có tựu lượng cao như lời đồn trong dân gian mà thực tế nó cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt enzyme cần thiết. Bất kể là mặt đỏ hay trắng sau khi dùng rượu bia đều là biểu hiện nguy cơ bệnh tật cao hơn người khác.
Nếu nhất thiết phải uống rượu, hãy cố gắng thực hiện các nguyên tắc sau để giảm tác hại cho sức khỏe
Nếu bạn có quyền quyết định loại bia rượu sẽ uống thì nên lựa chọn các nhãn hàng uy tín và đặc biệt là nồng độ Etanol càng thấp càng tốt, không nên ham muốn thể hiện bản lĩnh qua việc nâng chén mà gây gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể.
Mặc dù nói đỏ mặt khi uống rượu là do cơ thể bị thiếu enzyme chứ không đồng nghĩa với việc uống nhiều hay ít nhưng một mặt khác, lượng rượu bạn uống vào sẽ ảnh hưởng đến lượng Etanol tích tụ trong cơ thể, vì vậy uống ít vẫn có tầm quan trọng giúp bạn hạn chế bệnh tật.
Sau khi uống bia rượu, bạn nên uống nhiều nước đun sôi để nguội giúp tăng nhanh hiệu quả thải Etanol ra ngoài. Ngoài ra, trong bàn tiệc nên chú ý bổ sung thức ăn, tạo một “màng bảo vệ” cho dạ dày và cũng để giảm bớt tác hại do Etanol trong rượu gây ra.