'Ngủ sai cách, vòng đời ngắn lại': 4 thời điểm nếu ngủ sẽ cực kì nguy hiểm!

ngày 04/01/2021

Từ những trường hợp đột quỵ khi ngủ do uống rượu bia hoặc tắm đêm, cho thấy việc lựa chọn thời điểm đi ngủ và trạng thái cơ thể trước khi bước vào giấc ngủ rất quan trọng.

Các chuyên gia đều khuyến cáo chúng ta nên ngủ đủ giấc, đúng giờ để phòng tránh cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt quệ, đồng thời hồi phục lại sức khỏe cũng như thể lực sau một ngày làm việc vất vả. Mới đây, trên một tạp chí uy tín của Mỹ đã đăng bài của nhà thần kinh Matthew Walker tại Đại học California Berkeley còn nhận định thêm: “Nếu chúng ta ngủ càng ít, đồng nghĩa với việc vòng đời của chúng ta càng ngắn lại”.

Dù vậy, trong một vài trường hợp ở dưới đây, các nhà khoa học khuyến nghị chúng ta không nên ngủ ngay lập tức để tránh nguy cơ gây hại cho bản thân xảy ra.

1. Không ngủ khi đang tức giận hoặc lo lắng

Đây đều là những cảm xúc tiêu cực của chúng ta, nếu không kiềm chế chúng, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo nhà khoa học tiến sĩ Mark Aloia chia sẻ trên tờ The Healthy: “Khoảng một tiếng rưỡi trước khi đi ngủ, bộ não chúng ta phải được thư giãn hoàn toàn. Tất cả các cảm xúc tiêu cực, hãy kìm nó lại và giải quyết vào ngày mai. Nếu bạn ngủ ngay lúc này hoàn toàn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ”.

Khôn g nên đi ngủ khi bạn đang ở trạng thái tức giận, khó chịu (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu khác được công bố trên tờ Journal of Research in Personality, nếu mang cảm xúc tiêu cực khi đi ngủ còn làm tăng hoạt động của nhịp tim, máu được vận chuyển liên tục trong khi cơ thể đang cần nghỉ ngơi. Điều này khiến bạn không thể ngủ được và sẽ mệt mỏi vào hôm sau

2. Thời điểm đi ngủ để bụng quá no hoặc quá đói

Bụng quá no: Sau khi ăn quá no, bạn lên giường đi ngủ ngay sẽ cực kỳ nguy hiểm. Dạ dày bị căng quá mức thúc đẩy cơ hoành chèn ép, gây cản trở hoạt động của tim đi nuôi máu trong cơ thể. Mặt khác, dạ dày đang co bóp để tiêu hóa thức ăn, vội vã đi ngủ sẽ gây ra đau dạ dày hoặc phù thũng, béo bụng.

Vì vậy, bạn nên để cơ thể tiêu hóa thức ăn sau khoảng 2 tiếng hoặc đi lại nhẹ nhàng thể dục, sau đó mới lên giường đi ngủ.

Bụng quá đói: Khi bụng quá đói, cơ thể sẽ gây ra phản ứng giảm đường trong máu gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt, gián tiếp cản trở giấc ngủ của bạn hoặc trở nên mệt mỏi vào sáng hôm sau. Theo bác sĩ Michael Breus - nhà tâm lý học lâm sàng, đề giải quyết tình trạng này, bạn hãy uống 1 thìa cà phê mật ong để nạp lại lượng đường đã mất.

Nếu có thời gian, bạn nên ăn một đồ ăn nhẹ như trứng, ngũ cốc, sữa chua… để làm đầy dạ dày trước khi đi ngủ.

3. Không đi ngủ khi vừa uống rượu say

Sau khi uống uống rượu, chúng ta chỉ muốn đi ngủ thật say. Nhưng đây mới chính là thời điểm nguy hiểm có thể đánh đổi bằng tính mạng. Khi ngủ say, bản thân không kiểm soát được tiêu hóa, dễ gây ra tình trạng trào ngược thức ăn lên miệng, sau đó vô tình tràn vào khí quản gây ngạt thở đột ngột. Nếu không tỉnh táo xử lý kịp thời, cơ thể sẽ tử vong.

Không đi ngủ khi vừa uống rượu say (Ảnh: Internet)

Nếu nằm sấp cũng rất nguy hiểm khi cơ thể bị cản trở hô hấp, chèn ép sống mũi và phần ngực bụng cũng gặp khó khăn khi hoạt động. Trong nhiều trường hợp quá mệt nên người uống say không nhận ra mà vẫn giữ nguyên tư thế nằm, có thể dẫn tới tử vong vì nghẹt thở.

4. Không ngủ sau khi tắm hoặc gội đầu

Nhiều người có thói quen tắm gội sau khi đã làm xong việc hoặc tắm trước khi đi ngủ. Thực tế cho thấy việc tắm gội vào ban đêm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Sau khi gội đầu, lúc này mái tóc còn rất ướt, chúng sẽ có cơ hội thẩm thấu vào trong da dầu gây các bệnh về máu não. Trong trường hợp nặng, còn dẫn tới nguy cơ đột quỵ trong giấc ngủ.

Đặc biệt, trong mùa đông lạnh giá, bạn gội đầu xong và đi ngủ ngay sẽ cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên dành thời gian sấy khô tóc rồi mới đi ngủ.

>> Liệt mặt, méo miệng do thói quen gội đầu vào ban đêm, đặc biệt là khi trời lạnh

Thời điểm đi ngủ tốt nhất cho cơ thể

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, thời gian ngủ tốt nhất từ 21h trở đi, cơ thể sẽ cần thời gian thư giãn trước khi bước vào giấc ngủ sâu sau 1-2 tiếng. Một giấc ngủ đầy đủ sẽ hồi phục cơ thể, giúp cho hệ miễn dịch được hoạt động khỏe mạnh nhất.

Cụ thể, khung giờ 21h - 23h: Đây là thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc ra ngoài, tủy xương tái tạo lại máu. Vì vậy cơ thể thư giãn hoặc đi ngủ giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe, phù hợp với tất cả đối tượng.

Nên ngủ từ 21h (9 giờ tối) trở đi để cơ thể có thể thư giãn, phục hồi (Ảnh: Internet)

Giấc ngủ trung bình ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng năng lượng và trao đổi chất. Như trẻ em thì sẽ cần 9-11 tiếng để ngủ, còn người trưởng thành là 7-9 tiếng, người già là 6-8 tiếng…

Lời khuyên cho giấc ngủ ngon hơn

- Tập thể dục thường xuyên, cố gắng lên lịch trình tập luyện khoảng 5 buổi/ tuần để tăng cường trao đổi chất. Tuy nhiên không nên tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ khi cơ thể đang trong trạng thái hưng phấn do nhịp tim tăng lên.

- Dậy sớm: Khi dậy sớm cơ thể sẽ có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, giúp điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, tăng cường sức khỏe.

- Hạn chế rượu bia, caffeine và nicotine trước khi ngủ vì những chất này sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, thậm chí mất ngủ.

- Không sử dụng các thiết bị di động trước khi đi ngủ, ánh sáng từ cac thiết bị này sẽ gây ảnh hưởng đến não và làm cơ thể khó vào giấc hơn

- Nếu khó ngủ, hãy nghe nhạc thư giãn hoặc đọc một cuốn sách sẽ giúp não bộ thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để có sức khỏe tốt. Nếu cơ thể khó ngủ nhưng không phải do 4 lý do kể trên, bạn nên cân nhắc việc trao đổi với bác sĩ xem có nguyên nhân khác hay không.


Nguồn: SKĐS