Ngủ ngáy ở phụ nữ có thể làm tăng áp lực tâm lý

ngày 23/10/2021

Ngủ ngáy ở phụ nữ có thể gây nhiều tác hại đến tâm sinh lý như thế nào? Bạn đã biết cách cải thiện và phòng ngừa chưa?

Ngủ ngáy ở phụ nữ có nguy hiểm không? Thực hư ngủ ngáy có thể làm tăng áp lực tâm lý?Thay đổi diện mạo

Ngủ ngáy ở phụ nữ nhiều khi bị chủ quan vì nhiều người cho rằng là hiện tượng phổ biến bình thường. Nếu bạn ngủ ngáy trong thời gian dài không những làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của các tế bào trên cơ thể.

Về lâu dài, chị em dễ xuất hiện một số tình trạng thường thấy như bọng mắt to, mắt thâm quầng, da tối màu, sần sùi, thiếu sức sống. Thậm chí nếu bạn không có biện pháp khắc phục sớm còn có thể khiến làn da bị chảy xệ, thay đổi diện mạo, ảnh hưởng đến sự tự tin trong cuộc sống.

Khiến thai nhi bị thiếu oxi

Phụ nữ đang mang thai có tình trạng ngủ ngáy còn gây nguy hiểm đến thai nhi nếu xảy ra hiện tượng thiếu oxi, làm tăng nguy cơ trẻ lớn lên dễ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, mạch máu v.v...

Mất cân bằng nội tiết

Phụ nữ ngủ ngáy dẫn đến khí huyết lưu thông bất thường, có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết, gây kinh nguyệt không đều và thống kinh nặng hơn. Đặc biệt chị em đang ở thời kỳ tiền mãn kinh có bị nhanh lão hóa hơn bình thường.

Tăng áp lực tâm lý

Các chuyên gia sức khỏe cho biết: Tình trạng ngủ ngáy lâu ngày cũng ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của nữ giới. Một phần do chất lượng giấc ngủ suy giảm, một phần do các thay đổi về diện mạo bên ngoài khiến chị em tự ti, tâm trạng dễ cáu gắt hơn, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội bất hòa.

Ngủ ngáy ở phụ nữ nếu không sớm khắc phục còn có thể dẫn đến suy nhược thần kinh, mất khả năng tập trung và suy giảm trí nhớ. Điều này gây nhiều trở ngại cho cuộc sống của chị em.

Nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh khác

Ngủ ngáy nghiêm trọng sẽ khiến lượng oxi bị thiếu hụt, không đủ cung cấp cho cơ thể, đồng thời giấc ngủ dễ bị rối loạn cũng làm giảm khả năng miễn dịch. Vì vậy, người ngủ ngáy nên thận trọng hơn trong phòng ngừa chứng ngưng hô hấp tạm thời và các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch vành, cao huyết áp.

Chị em nên làm gì để cải thiện và phòng ngừa chứng ngủ ngáy?

Bạn nên có chế độ sinh hoạt khoa học trong ngày. Nếu công việc quá vất vả, mệt nhọc thì tốt nhất buổi tối trước khi ngủ nên dành một chút thời gian thư giãn. Một số cách lý tưởng mà bạn có thể áp dụng như ngâm chân nước ấm, nghe nhạc nhẹ, xông tinh dầu, thiền v.v… Điều này có lợi cho giấc ngủ, giảm mộng mị và chứng ngủ ngáy.

Ăn uống thanh đạm với nhiều rau củ quả, đặc biệt hạn chế nêm quá nhiều gia vị và giảm các món nhiều dầu mỡ để đảm bảo sức khỏe máu huyết, tim mạch, cũng tránh được tình trạng thiếu oxi do ngủ ngáy.

Tư thế ngủ hợp lý là nên nằm nghiêng và thường xuyên thay đổi hai bên trái phải. Gối nằm nên chọn loại mềm mại nhưng có độ đàn hồi tốt để giúp ổn định đường hô hấp trong khi ngủ.

Cai thuốc lá để giảm các nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, cũng giúp chị em cải thiện được tình trạng ngủ ngáy do khói thuốc gây kích thích niêm mạc khoang mũi. Ngoài ra, người bị ngủ ngáy cũng nên thận trọng hơn nếu đang mắc bệnh về tai mũi họng hoặc cảm mạo vì dễ bị nghẹt mũi, gây khó thở.

Có chế độ luyện tập thể chất phù hợp để tăng sức đề kháng, nhuận phổi và thúc đẩy tuần hoàn máu. Các bài tập mang tính trao đổi khí như chạy bộ, yoga, thiền đều là lựa chọn lý tưởng cho chị em đang mắc chứng ngủ ngáy.

Ngủ ngáy ở phụ nữ tuy không phải bệnh tật nguy hiểm nhưng nó vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm sinh lý của chị em. Vì vậy, bạn nên có biện pháp khắc phục và phòng ngừa sớm để đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Nguồn: https://emdep.vn/khoe/ngu-ngay-o-phu-nu-co-the-lam-tang-ap-luc-tam-ly-20211022090954442.htm