Lợi ích của dinh dưỡng tốt đối với người bệnh ung thư

ngày 26/08/2024

Bệnh nhân ung thư đáp ứng đủ dinh dưỡng khi điều trị sẽ mang lại lợi ích như duy trì được sức khỏe, hạn chế được độc tính và tác dụng phụ của thuốc hóa trị, xạ trị, phục hồi sức khỏe nhanh sau phẫu thuật, cải thiện tâm trạng người bệnh...

Lợi ích của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học mang lại những lợi ích quan trọng cho bệnh nhân ung thư như:

  • Người bệnh cảm thấy sức khỏe được cải thiện.
  • Cung cấp sức đề kháng và năng lượng cần thiết.
  • Giúp duy trì trọng lượng cơ thể để lưu trữ chất dinh dưỡng.
  • Cho phép cơ thể chịu đựng tốt hơn các tác dụng phụ của điều trị.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chữa lành và phục hồi nhanh hơn.
Bệnh nhân ung thư đáp ứng đủ dinh dưỡng khi điều trị ung thư sẽ mang lại lợi ích như duy trì được sức khỏe để điều trị, hạn chế được độc tính và tác dụng phụ của thuốc hóa trị, xạ trị, phục hồi sức khỏe nhanh sau phẫu thuật, cải thiện tâm trạng người bệnh.

Bệnh nhân ung thư đáp ứng đủ dinh dưỡng khi điều trị ung thư sẽ mang lại lợi ích như duy trì được sức khỏe để điều trị, hạn chế được độc tính và tác dụng phụ của thuốc hóa trị, xạ trị, phục hồi sức khỏe nhanh sau phẫu thuật, cải thiện tâm trạng người bệnh.

Một số yếu tố dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn

Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau. Tuy nhiên họ đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng:

Protein

Protein cần thiết cho sự phát triển, sửa chữa và duy trì hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sau khi điều trị ung thư, dù là phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị đều cần thêm protein để giúp cơ thể chữa lành và chống lại nhiễm trùng.

Chất béo lành mạnh

Mặc dù chất béo lành mạnh chỉ là một phần nhỏ trong kim tự tháp thực phẩm nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Chất béo là nguồn năng lượng rất dồi dào. Cơ thể sẽ phân hủy chất béo để dự trữ năng lượng, giữ nhiệt cho cơ thể và vận chuyển một số vitamin...

Carbohydrate

Carbohydrate là nhiên liệu cho cơ thể. Chúng là nguồn năng lượng thiết yếu nhất. Nó không chỉ giúp ích cho hoạt động thể chất mà còn giúp các cơ quan hoạt động bình thường.

Nước

Nước rất quan trọng đối với hoạt động của tế bào. Cơ thể có thể mất nhiều chất lỏng trong quá trình điều trị ung thư do nôn mửa hoặc tiêu chảy và bị mất nước (không đủ chất lỏng trong cơ thể). Nếu nước mất cân bằng trong cơ thể, các khoáng chất và vitamin khác cũng mất cân bằng một cách nguy hiểm. Ngoài nước trong thực phẩm, ít nhất phải tiêu thụ thêm 2-3 lít mỗi ngày.

Vitamin và khoáng chất

Mặc dù cần một lượng nhỏ, vitamin và khoáng chất vẫn cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể. Hầu hết các vitamin và khoáng chất đều có trong thực phẩm tự nhiên, tuy nhiên, chúng cũng có sẵn dưới dạng viên bổ sung và sirô. Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thêm vitamin nếu chế độ ăn không đáp ứng để tăng cường hệ miễn dịch.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư.

Chế độ ăn lành mạnh

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Người bệnh đang điều trị không cần kiêng khem nghiêm ngặt nhưng nên lưu ý một số điều dưới dây:

  • Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm.
  • Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng).
  • Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào.
  • Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút.
  • Giữ vệ sinh răng, miệng.
  • Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo.
  • Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp...)
  • Ăn nhẹ bằng các thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như trái cây, rau, quả hạch, các loại hạt.
  • Giảm lượng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn bằng cách chọn cá, hải sản hoặc thịt gia cầm.

Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh như chán ăn, thay đổi vị giác hoặc khứu giác, buồn nôn, nôn. Sự căng thẳng, lo lắng, các loại thuốc khác và phương pháp điều trị như xạ trị có thể gây mất vị giác tạm thời, trong khi hóa trị có thể làm cho thực phẩm có mùi vị khác nhau…

Vì vậy nếu gặp tình trạng buồn nôn và nôn mửa do hóa trị và xạ trị gây ra hãy thông báo cho bác sĩ khi có triệu chứng buồn nôn đầu tiên vì thuốc chống nôn có thể phù hợp.

Nguồn: suckhoedoisong