Trẻ nhỏ sẽ xuất hiện những khủng hoảng tâm lý mà không phải bố mẹ nào cũng đã biết. Vậy có những giai đoạn khủng hoảng nào các bậc phụ huynh cần chú ý?
Tìm hiểu về khủng hoảng tâm lý trẻ em
Khủng hoảng tâm lý trẻ em là khi trẻ rơi vào các trạng thái mất cân bằng cảm xúc, lý trí. Khi xuất hiện khủng hoảng tâm lý, trẻ thường có những biểu hiện khác thường như khóc lóc, cáu giận, không nghe lời, chống đối bố mẹ… Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khủng hoảng khác nhau, trẻ sẽ có những đặc trưng phổ biến mà cha mẹ cần chú ý.
Trẻ nhỏ cũng có những giai đoạn khủng hoảng tâm lý khác nhau.
Nguyên nhân khiến xuất hiện tình trạng khủng hoảng tâm lý trẻ em thường do sự thay đổi nhanh chóng về thể chất, tâm sinh lý hoặc môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ.
Khủng hoảng tâm lý trẻ em theo từng giai đoạn
Trẻ nhỏ thường sẽ có những thay đổi tâm lý bất chợt theo từng độ tuổi khác nhau. Bố mẹ có thể thấy rõ sự khác biệt ở con thông qua những biểu hiện như: xuất hiện những biểu hiện hờn dỗi, đòi hỏi vô lý, hay cáu giận, lo lắng, trầm lặng… một cách bất thường.
Khủng hoảng tâm lý trẻ em từ 0 - 3 tuổi
Trong giai đoạn từ 0-3 tuổi, trẻ bắt đầu làm quen và khám phá môi trường xung quanh. Mọi thứ với trẻ đều mới mẻ và lạ lẫm. Trẻ phải thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của bản thân về thể chất, tri giác và đặc biệt là tình cảm. Trẻ gắn bó sâu sắc với những người tiếp xúc nhiều là mẹ và những người thân trong gia đình như: bố, ông bà, anh chị…
Ở độ tuổi này, trẻ đặc biệt sợ phải xa người thân, xa gia đình để tới môi trường lạ như đi học mẫu giáo. Trẻ cũng có thể lo lắng và òa khóc khi tiếp xúc với người lạ hoặc những con vật không thân quen. Vậy nên, khi đến tuổi phù hợp, các bậc phụ huynh nên cho con đi học mẫu giáo để tiếp xúc dần với môi trường mới và được rèn luyện về các kỹ năng sống mà không phụ thuộc vào người thân.
Trẻ dưới 3 tuổi rất sợ phải xa người thân và đến môi trường mới lạ một mình.
Khủng hoảng tâm lý trẻ em từ 3 - 6 tuổi
3 tuổi là một mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Khoảng thời gian trẻ từ 3 - 4 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu nói được những câu phức tạp. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn dẫn đến trẻ khó diễn đạt được đầy đủ những nhu cầu, mong muốn của mình với người lớn. Điều này khiến trẻ thường hay hờn dỗi, khóc lóc.
Bên cạnh đó, với sự phát triển tốt hơn về thể chất và trí tuệ, trẻ trong giai đoạn từ 3 - 6 tuổi bắt đầu muốn thử thách với nhiều thứ bằng chính khả năng của mình. Trẻ thường muốn tự lập làm những việc như: tự mặc quần áo, tự tắm rửa, tự đi chơi… Trong khi đó, cha mẹ thường xuyên làm giúp hoặc không cho trẻ làm những hành động đó. Điều này dẫn đến trẻ có những biểu hiện bướng bỉnh, chống đối, không thực hiện yêu cầu của người lớn.
Khủng hoảng tâm lý trẻ em từ 6 - 11 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ tiếp xúc với môi trường mới là trường tiểu học. Sự khác biệt giữa việc là học sinh mẫu giáo và học sinh tiểu học cũng tạo nhiều ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ phải thích nghi với những người bạn mới, thầy cô mới, không gian mới. Kết hợp với những hoạt động học tập khác biệt khiến nhiều trẻ gặp khó khăn với môi trường này.
Ở giai đoạn này, những cảm xúc của trẻ chủ yếu là vui vẻ, hứng thú vì mình đã lớn, xen kẽ cùng cảm giác lo lắng, sợ hãi khi phải đối mặt với một môi trường hoàn toàn mới.
>>> Xem thêm: Tư vấn tâm lý học đường online - Sự cần thiết cho môi trường giáo dục
Khủng hoảng tâm lý trẻ em từ 11 - 15 tuổi
Từ 11 - 15 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Giai đoạn này, trẻ có nhiều khủng hoảng khác nhau và tương đối phức tạp.
Trẻ trong độ tuổi vị thành niên thường muốn được tự lập và không nghe theo người lớn.
Ở giai đoạn vị thành niên này, trẻ có những thay đổi nhanh chóng về cả thế chất, tâm sinh lý. Sự phát triển về bề ngoài (ngoại hình, vóc dáng, cân nặng) khiến trẻ cảm thấy mình trưởng thành hơn và đã không còn giống trẻ con. Tuy nhiên, đối với bố mẹ, con cái trong độ tuổi này vẫn còn là trẻ nhỏ cần được tỉ mỉ quan tâm, chăm sóc.
Đặc trưng của tâm lý trẻ vị thành niên là có lòng tự trọng cao và muốn được tự lập, được thể hiện bản thân. Trẻ rất coi trọng mối quan hệ với bạn bè và muốn được thể hiện cá tính riêng mình nên trẻ thường muốn giao tiếp, chia sẻ cùng bạn bè hơn so với bố mẹ.
Những điều trên dẫn đến trẻ và bố mẹ thường có những mâu thuẫn, tranh cãi, ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ trong gia đình.
Lời kết
Mỗi độ tuổi trẻ lại có những khủng hoảng tâm lý đặc trưng khác nhau. Các bậc phụ huynh cần thấu hiểu và quan tâm, chăm sóc con nhiều hơn để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, thuận lợi. Hãy đặt mình vào vị trí của con hoặc xin tư vấn từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ nhỏ để hiểu được những gì trẻ mong muốn.
Với đội ngũ chuyên gia tâm lý có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhiều lứa tuổi trẻ khác nhau, trung tâm tâm lý DR.PSY luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/24 cho những bậc phụ huynh có nhu cầu nhận tư vấn.
Để nhận tư vấn, trị liệu tâm lý và điều trị các rối loạn tâm thần tại DR.PSY, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây:
DR.PSY - Chạm cảm xúc, Tạo tương lai
Add: A42 - TT18, Khu Đô thị Văn Quán, Phúc La, Hà Đông, HN.
Hotline: 0964.46.6680/0986.46.6680
App: DR.PSY
Fanpage: Dr.Psy - Trị Liệu Tâm Lý
Website: dr-psy.com