Bàn chân lạnh cóng vào mùa đông, khắc phục thế nào?

ngày 11/01/2021

Xoa bóp: Theo các chuyên gia, sử dụng một số loại dầu như ô liu, dầu mè, dầu hạt hướng dương kết hợp với xoa bóp sẽ giúp bàn chân cảm giác thoải mái. Cách làm này tăng khả năng chống viêm, thúc đẩy quá trình sửa chữa hàng rào bảo vệ da và cung cấp máu cho bàn chân, tránh bị nhiễm lạnh.

Thủy trị liệu: Thủy trị liệu là phương pháp dùng cả nước nóng và nước lạnh để điều trị. Việc bạn cần làm là chuẩn bị 2 chậu nước, 1 nước nóng và 1 nước lạnh sau đó ngâm chân luân phiên vào 2 chậu. Ngâm chân như vậy sẽ giúp tác động đến hệ tim mạch, cơ và hệ thần kinh, từ đó giảm đau, lạnh chân trong mùa đông.

Đeo tất: Nhiệt độ lạnh chính là thủ phạm gây ra chứng lạnh chân, do đó, để tránh nguy cơ này, bạn cần đeo tất cho chân thường xuyên.

Uống trà gừng: Gừng là thực phẩm giúp tăng thân nhiệt. Polyphenol trong gừng hoạt động như thành phần tự nhiên có tác dụng cải thiện lưu thông máu và làm ấm cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Ngoài ra, gừng cũng giúp cải thiện hệ tuần hoàn ngoại vi, thúc đẩy quá trình sinh nhiệt.

Ngâm chân với nước muối: Magie có vai trò lớn trong việc kiểm soát các cơn đau và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Do đó, ngâm chân vào nước muối sẽ giảm các triệu chứng cảm lạnh, tê và ngứa ran ở bàn chân do rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt, folate và B12: Sắt, folate và vitamin B12 đều cần thiết cho cơ thể để sản xuất các tế bào hồng cầu và cải thiện lưu lượng máu. Thiếu máu và thiếu vitamin cũng là nguyên nhân khiến bàn chân bạn bị lạnh.

Tập thể dục: Đi bộ, chạy hay tập các bài thể dục hỗn hợp cũng là cách để cải thiện lưu thông máu và làm ấm bàn chân trong mùa đông lạnh giá.

Ăn ớt: Capsaicin trong ớt có khả năng làm giảm viêm và thúc đẩy giãn mạch. Vì vậy, ớt là phương thuốc tuyệt vời giúp giữ ấm, giảm đau và cải thiện lưu thông máu cho bàn chân.

Nguồn: SKĐS