Dưới đây là 8 món cháo tốt cho sức khỏe
1. Cháo củ mài
Sơn dược 30g, gạo nếp 50g. Sơn dược (củ mài) cắt miếng nhỏ, cho vào nồi nấu cũng gạo nếp thành cháo, món cháo này có thêm đường trắng hoặc muối ăn tùy ý. Cháo củ mài ăn quanh năm, ăn vào bữa phụ sáng và tối, nên ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy, hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón.
2. Cháo gạo lứt hạt dẻ
Hạt dẻ 150g, gạo lức 100g. Hạt dẻ ninh chín rồi đổ gạo đã vo sạch vào nồi cùng ninh tiếp, đun to lửa cho sôi, rồi chuyển nhỏ lửa ninh nhừ. Khi nào trên mặt cháo hình thành lớp váng là được. Ăn nóng lúc đói. Cháo gạo lứt có tác dụng bổ thận, mạnh xương cốt, khỏe tì vị, chữa tỳ hư khí nhược, ăn uống không ngon, đầu váng chóng mặt, chân tay mềm yếu.
3. Cháo gạo lứt củ sen
Củ sen 200g, gạo lứt 100g, một lượng đường nâu. Củ sen rửa sạch, cắt hạt lựu. Gạo lứt ngâm trong nước khoảng 30 phút. Cho gạo lứt và củ sen vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, đặt nồi lên bếp nấu thành cháo, cuối cùng cho đường nâu.
Cháo gạo lứt củ sen với hương vị thơm ngon, có thể giúp dưỡng máu bổ tim, có lợi cho 5 cơ quan nội tạng, nó có tác dụng tiêu hóa, làm dịu cơn khát và tăng trưởng cơ bắp. Những người già và phụ nữ sau sinh nên ăn loại cháo này thường xuyên.
4. Cháo gạo mầm mộc nhĩ
Gạo mầm vo sạch, mộc nhĩ sau khi ngâm thái sợi. Cho gạo, mộc nhĩ và lượng nước vừa đủ vào nồi, đặt lên bếp nấu thành cháo. Ăn nhiều loại cháo này có thể làm ấm phổi, sinh âm dưỡng phổi, bổ não và có tác dụng bảo vệ sức khỏe trái tim.
5. Cháo hoa cúc
100g gạo tẻ nấu cháo chín, thêm 10 – 15g hoa cúc bỏ đế hoa đã tán bột; đun sôi thêm một chút là được. Tác dụng tán phong nhiệt, thanh can hòa, giảm huyết áp, phù hợp với những người mắc bệnh mạch vành, cao huyết áp, hay có các chứng hoa mắt chóng mặt do can thận âm hư, can hỏa vượng...
6. Cháo cà rốt củ mài
Cà rốt 200g, củ mài 200g, gạo mầm 60g. Cắt cà rốt và củ mài thành miếng nhỏ, gạo mầm vo sạch cho vào nồi nấu cháo, sau khi cháo sôi cho thêm cà rốt và củ mài, tiếp tục nấu đến khi các nguyên liệu đều chín nhừ.
Cà rốt có thể cải thiện sức để kháng đường ho hấp, củ mài tăng sức khỏe lá lách, giúp tiêu hóa, đặc biệt là có lợi cho những người có dạ dày yếu, hoặc nhưng người đang mang nhiều bệnh trong cơ thể.
7. Cháo hạnh nhân, ý dĩ
Hạnh nhân 8g, trần bì 6g, hạt ý dĩ 30g, gạo lứt 100g. Hạnh nhân, trần bì sắc lấy nước, cho ý dĩ và gạo lứt vào nấu cháo ăn. Công dụng bổ tỳ vị, hóa đờm, tiêu thấp, trị chứng chóng mặt, buồn nôn, ăn uống kém, mệt mỏi, ngủ hay mơ, buồn bực trong lòng.
8. Cháo gạo lứt củ cải trắng
Gạo lứt 50 gam, vo sạch nấu cháo, đợi cháo sắp chín cho thêm 60 gam củ cải trắng (gọt vỏ cắt miếng nhỏ), cuối cùng cho thêm chút mật ong là được. Củ cải trắng chứa nhiều nước, màu trắng quy kinh lạc phổi, có công hiệu nhuận phổi sinh tân dịch, mật ong càng là thực phẩm nhuận táo tốt nhất.