4 món ung thư rất 'sợ', nên ăn nhiều để bệnh tránh xa

ngày 20/06/2022

Chế độ ăn uống hàng ngày của con người liên quan rất nhiều đến bệnh ung thư.

Hành tây

Hành tây có chứa chất chống ung thư tự nhiên có tên là quercetin, có thể kích thích hệ thống miễn dịch của con người và có tác dụng ức chế nhất định các tế bào ung thư sản sinh trong cơ thể. Ngoài ra, chất allicin có trong hành tây một mặt có thể kích thích sản sinh axit dịch vị, cải thiện sự thèm ăn của con người, mặt khác có thể thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó tiêu. Đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư dạ dày, ăn nhiều hành tây có thể giúp bệnh thuyên giảm.

Nấm hương

Người Nhật Bản ví nấm ăn là "siêu thực phẩm" và thường xuyên bổ sung nấm vào bữa ăn hàng ngày của mình. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên ăn nấm cũng là một trong những lý do giúp tuổi thọ của người dân xứ sở hoa anh đào dẫn đầu thế giới.

Nấm hương là loại nấm ăn được người Nhật yêu thích hàng đầu. Không chỉ có mùi vị thơm ngon đặc trưng, nấm hương còn được đánh giá rất cao về những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại, đặc biệt là khả năng hỗ trợ phòng chống ung thư.

Lý do nấm hương có thể ngăn ngừa ung thư chủ yếu là do chúng rất giàu chất lentinan, không chỉ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch mà còn chống lại bệnh ung thư.

Cà rốt

Cà rốt là loại thực phẩm được Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ (AICR) đưa vào khuyến cáo các loại thực phẩm phòng chống ung thư.

Các nghiên cứu đã khẳng định hàm lượng vitamin trong cà rốt rất cao. Thường xuyên ăn cà rốt có tác dụng phòng chống nhiều bệnh ác tính như: ung thư dạ dày, ung thư phổi… Đồng thời, cà rốt có chứa chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, cà rốt còn chứa nhiều vitamin B2 và axit folic, hai chất này có tác dụng bảo vệ tế bào, ăn thường xuyên có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Măng tây

Măng tây rất giàu selen, được mệnh danh là vua của các nguyên tố chống ung thư. Selenium có thể kích thích sự tích tụ của cyclic adenosine, do đó ức chế sự hình thành ADN trong tế bào ung thư, ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào ung thư.

Đồng thời, chất này cũng ức chế hoạt động của chất gây ung thư, có tác dụng giải độc tốt. Ngay cả sau khi tế bào ung thư được sản sinh, nó có thể đóng vai trò đảo ngược, kích hoạt khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy hình thành kháng thể, làm cho cơ thể có sức đề kháng tốt với tế bào ung thư.

Nguồn: baophapluat.vn