Vì sao người già thường mắc bệnh trầm cảm?

ngày 14/06/2022

Người già bị bệnh trầm cảm thường thiếu hoạt động thể chất, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, gây ra cục máu đông hoặc dễ dẫn đến ý định tự tử.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5% số người trưởng thành trên toàn cầu. Đây cũng là nguyên nhân gây khiếm khuyết số một trên thế giới, góp phần vào gánh nặng bệnh tật của nhân loại.

Nhiều bệnh nhân trầm cảm là người cao tuổi

Nhiều bệnh nhân trầm cảm là người cao tuổi, phải chống chọi với các loại bệnh tật về thể chất liên quan đến tuổi tác khác, bên cạnh sự ra đi của bạn bè, các thành viên trong gia đình. Ulrich Hegerl, giáo sư tâm thần học và trị liệu tâm lý Đại học Frankfurt ở Đức, đồng thời là chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Trầm cảm Đức cho biết: "Trầm cảm không phải một phản ứng của cá nhân với hoàn cảnh khó khăn, mà là căn bệnh độc lập".

Hegerl lưu ý hầu hết người cao tuổi mắc chứng rối loạn tâm thần nói chung đều có giai đoạn trầm cảm trước đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, trầm cảm về già lại biểu hiện theo cách khác. Hơn nữa, việc không ra khỏi giường nhiều ngày liền, thiếu hoạt động thể chất và không uống đủ nước có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này gây ra huyết khối - các cục máu đông ở não và các cơ quan, gây suy tạng hoặc đột quỵ.

các thành viên trong gia đình theo dõi biểu hiện cảm xúc của người thân đã cao tuổi

Ông khuyến nghị các thành viên trong gia đình theo dõi biểu hiện cảm xúc của người thân đã cao tuổi để nhận biết sớm và ngăn chặn sự phát triển của bệnh trầm cảm. Các dấu hiệu đặc trưng có thể là né tránh tiếp xúc, không trả lời điện thoại và ít nói về bản thân. Họ đôi khi thiếu động lực chăm sóc ngoại hình, tắm rửa hoặc thay quần áo.

Sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình rất quan trọng đối với người cao tuổi, trung niên bị trầm cảm. Giáo sư Rösl khuyến nghị trò chuyện, kiểm tra tình trạng sức khỏe tinh thần của họ thường xuyên. Người thân có thể chủ động gợi ý bệnh nhân đi khám tại các bệnh viện tâm lý, phòng khám y học gia đình hoặc tham gia các buổi hẹn tư vấn. Để trả lời những câu hỏi này, bác sĩ cần xem xét kỹ kết quả kiểm tra sức khỏe và cấu trúc não. Nhiều trường hợp, bệnh nhân cao tuổi mắc chứng Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ đã bị chẩn đoán nhầm thành trầm cảm.

Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp thông thường, bệnh trầm cảm vẫn có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc và liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân cao tuổi có bệnh nền, cần kiểm tra cẩn thận để tránh tương tác thuốc./.

Nguồn: sao.baophapluat.vn