Hai vợ chồng cùng mắc ung thư gan vì thứ ngoài chợ bán đầy

ngày 14/03/2022

Vợ chồng Tiểu Mai nghĩ chỉ bệnh nhẹ, đến khi toàn thân mệt mỏi, da, mắt vàng sậm thì mới đi khám. Bác sĩ chẩn đoán cả hai mắc ung thư gan khiến họ bàng hoàng.

Vợ chồng Tiểu Mai gần đây cảm thấy không khỏe. Cả hai thấy toàn thân mệt mỏi, chán ăn, da và mắt chuyển vàng, sút cân bất thường nên tới bệnh viện khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán hai vợ chồng mắc ung thư gan.

Nhận tin sét đánh, cả hai không tin vào tai mình. Họ thắc mắc vì sao bản thân rất chăm vận động, tuổi đời còn trẻ mà đã mắc bệnh hiểm. Sau khi tìm hiểu cuộc sống hàng ngày, bác sĩ nhận định thói quen sinh hoạt là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Trái cây dập hỏng dễ chứa patulin, ochratoxin A và aflatoxin. Đây đều là những chất có khả năng gây ung thư cao. Ảnh minh họa.

Được biết, vợ chồng Tiểu Mai làm nghề buôn bán hoa quả ở chợ. Mỗi ngày, cửa hàng đều lọc ra một chút trái cây bị dập hỏng. Không muốn vứt đi, cả hai thường dùng dao cắt bỏ chỗ hỏng, phần còn lại giữ để ăn. Không ngờ, thói quen tiết kiệm này lại khiến sức khỏe họ tổn thương nghiêm trọng.

Thực tế, trái cây thối có chứa nhiều chất không có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, chúng chứa 2 loại nấm phổ biến là patulin và ochratoxin A. Hai chất độc này đều được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào danh sách những chất gây ung thư. Patulin từng được chứng minh có thể gây hại đường ruột và chức năng tiêu hóa. Trong khi đó, ochratoxin A gây độc cho gan và thận.

Đặc biệt, trái cây thối mốc có thể chứa aflatoxin. Năm 1993, Viện Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại aflatoxin là chất gây ung thư tự nhiên, có độc tính cao, cực kỳ nguy hiểm.

Độc tính của aflatoxin mạnh gấp 10 lần so với loại thuốc độc nổi tiếng kali xyanua, độc gấp 68 lần asen. Thậm chí, các nhà khoa học công nhận aflatoxin độc hơn nọc độc của rắn hổ mang. Khi đi vào cơ thể, aflatoxin là chất gây ung thư gan độc tính cao. Aflatoxin B1 có thể gây đột biến DNA nghiêm trọng. Nó cũng gây ức chế tổng hợp DNA và RNA, ức chế sự tổng hợp protein.

Đáng lưu ý, trái cây chứa nhiều nước. Một khi xuất hiện nấm mốc, chúng sẽ dễ dàng di chuyển, phân bố toàn bộ phần quả. Việc sử dụng dao cắt bỏ phần thối không thể loại bỏ hết nấm mốc. Vì vậy, một khi trái cây có dấu hiệu nhiễm nấm, tốt nhất nên vứt bỏ, tránh hậu quả đáng tiếc.

Nguồn: https://kienthuc.net.vn/doi-song/hai-vo-chong-cung-mac-ung-thu-gan-vi-thu-ngoai-cho-ban-day-1675147.html