Dấu hiệu căn bệnh ung thư 'sát thủ', nhiều người Việt mắc nhất

ngày 31/07/2019

Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây ung thư phổi

Nói đến nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này, không thể không kể đến các nguyên nhân sau đây:

Thuốc lá và khói thuốc lá: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi . Tại các nước phát triển, 90% ca tử vong ở nam giới do ung thư phổi có nguyên nhân từ khói thuốc lá và con số này là 70% ở phụ nữ.

Ô nhiễm không khí, khói bụi: 1-2% số trường hợp mắc ung thử phổi xuất phát từ ô nhiễm không khí do tiếp xúc nhiều với không khí độc hại.

Do gen di truyền: Khoảng 8% số ca ung thư phổi có nguyên nhân tới từ các yếu tố di truyền. Do khả năng kết hợp gen, một người có quan hệ họ hàng với người bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 2,4 lần

Nguyên nhân khác như môi trường làm việc, tính chất công việc tiếp xúc nhiều với các chất hóa học, bụi bẩn...

8 dấu hiệu cảnh báo sớm căn bệnh ung thư phổi

Nhiều người thường chủ quan với các dấu hiệu quả bệnh tật dẫn đến khi bệnh đã trở nặng mới bắt đầu đi khám thì ung thư phổi đã ở giai đoạn muộn. Chính vì thế, việc trang bị cho mình những hiểu biết về các biểu hiện sớm của bệnh là điều rất cần thiết để có sự can thiệp kịp thời và điều trị.

Dấu hiệu này giống với các bệnh cảm mạo thông thường vì vậy nhiều bệnh nhân không đi kiểm tra. Trên thực tế, ho dai dẳng kéo dài dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng có thể do phổi gây ra do viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi. Ảnh minh họa: Internet

Thở khó khăn, nặng nhọc: Bởi đây không phải một triệu chứng nghiêm trọng cho nên khiến nhiều người chủ quan. Tình trạng này xuất hiện do khối u ở phổi gây ra, cản trở quá trình hô hấp của bạn.

Ho nhiều: Dấu hiệu này giống với các bệnh cảm mạo thông thường vì vậy nhiều bệnh nhân không đi kiểm tra. Trên thực tế, ho dai dẳng kéo dài dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng có thể do phổi gây ra do viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi.

Đau tức ngực: Đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh ung thư phổi. Cơn đau thường xuất hiện mỗi khi người bệnh hoạt động mạnh, ho hay cười nói.

Sút cân một cách bất thường, không rõ nguyên nhân: Việc giảm sút cân nặng không phải do chế độ ăn uống, tập luyện gây ra đều rất có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó, trong đó có ung thư phổi.

Nguyên nhân có thể do xuất hiện khối u ở phổi khiến gia tăng đột ngột sự trao đổi chất gây ra tình trạng trên.

Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Ảnh minh họa: Internet

Đờm có lẫn máu: Ngay cả khi lượng máu lẫn trong đờm nhỏ thì bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra lại sức khỏe của mình.

Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp: Ung thư phổi gây ảnh hưởng lớn đến đường hô hấp dẫn đến các bệnh như viêm phế quản và các bệnh nhiễm trùng khác.

Dấu hiệu khác thường ở các mô vú: Đây là dấu hiệu thường gặp ở nam giới khi vùng ngực to lên bất thường do tế bào ung thư kích thích ảnh hưởng đến nội tiết tố.

Đau vai: Hiện tượng này xảy ra khi có một khối u phát triển và chèn lên phần trên của phổi tạo áp lực dẫn đến đau nhức ở vai, cánh tay, bàn tay.

Phòng ngừa ung thư phổi

Bỏ thuốc lá

Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá… đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.

Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.

Những người có thói quen ăn tỏi tươi thậm chỉ chí 3 lần/tuần cũng có thể giảm gần 42% nguy cơ ung thư phổi. Ảnh minh họa: Internet

Tập thể dục thường xuyên

Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả

Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…

Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng

Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.

Tỏi tươi là một trong những bài thuốc tốt nhất có tác dụng phòng chống ung thư phổi.

Những người có thói quen ăn tỏi tươi thậm chỉ chí 3 lần/tuần cũng có thể giảm gần 42% nguy cơ ung thư phổi.

Thậm chí, nếu bạn là người hút thuốc, ăn tỏi tươi có thể giảm ít nhất 29% nguy cơ.

Allicin và lưu huỳnh trong tỏi được cho là có tác dụng. Bạn có thể đập một nhánh tỏi sống và ăn sau đó 2 phút vì tỏi đã được đập nát cần tiếp xúc với không khí trong 1-2 phút để có tác dụng hơn.

Theo các nghiên cứu, allicin còn được cho là có thể chống lại các tế bào ung thư ở đại tràng và gan.


Nguồn: Báo Tiền Phong