Chất bẩn màu đen ở rốn là gì và có nên cạo bỏ?

ngày 02/08/2019

Chất bẩn màu đen ở rốn là gì?

Nói là “chất bẩn” nhưng thực tế, lớp vảy màu đen này ở bên trong rốn chính là vật trao đổi chất của da, chủ yếu bao gồm các loại vi khuẩn, tế bào bong tróc, dịch thải mồ hôi cùng với các ngoại vật khác như bụi bẩn, đất cát v.v… Những thứ này thông qua quá trình “trộn lẫn” và xảy ra tác dụng oxi hóa với không khí mà hình thành một lớp vảy trông như đất màu đen ở rốn.

Sự hình thành của chất bẩn màu đen này thông thường là do bình thường bạn không làm tốt công tác vệ sinh, hoặc cũng có thể do thao tác làm sạch không đúng cách mà càng khiến cho tình trạng bám đen ở rốn nhiều hơn. Do vị trí của rốn có đặc điểm hơi lõm vào so với làn da bình thường, trong đó lại có những “vết nứt” da nhỏ, với kết cấu sinh lý như vậy nên khiến rốn càng dễ bị bẩn.

Có nên cạo sạch lớp chất bẩn màu đen ở rốn?

Với các thành phần tạo nên chất bẩn đen ở rốn đã nói ở trên thì việc làm sạch rốn là rất cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe không khuyến khích bạn dung móng tay trực tiếp cạo bỏ lớp bẩn này. Do làn da ở rốn cực kỳ non yếu, móng tay dễ dàng làm tổn thương da ở vùng này, thậm chí nếu dùng lực mạnh có thể gây chảy máu.

Đồng thời, nếu bình thường móng tay của bạn cũng không đảm bảo vệ sinh đúng cách thì những vi khuẩn ở móng tay sẽ tiếp xúc và thẩm thấu vào da rốn, gây ra viêm nhiễm, khiến cho sức khỏe của rốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng hơn còn gây tổn thương cho các tổ chức xung quanh rốn.

Như vậy, giữ rốn sạch sẽ là việc phải làm nhưng không nên dùng móng tay của bạn để cạo bỏ lớp bẩn màu đen này. Đây chỉ là biện pháp tạm thời loại bỏ đi vật chất bám ở rốn mà mắt nhìn thấy được chứ không hẳn đã vệ sinh cho rốn một cách hiệu quả.

Làm sao để vệ sinh chất bẩn màu đen và đảm bảo sức khỏe cho rốn?

Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh cá nhân hằng ngày

Để giữ cho cơ thể nói chung và vùng rốn nói riêng luôn khỏe mạnh, bạn cần chú ý vệ sinh cá nhân toàn diện mỗi ngày, không phải đợi đến khi có vấn đề ở chỗ nào rồi mới xử lý. Vị trí của rốn tương đối “ẩn”, bình thường nếu không cố ý vạch bên trong rốn ra thì làn da cục bộ vốn sẽ càng có nhiều nếp nhăn sâu hơn. Những vết nhăn bên trong rốn khiến cho các chất bẩn càng bám chặt hơn, khó khăn hơn trong vấn đề vệ sinh.

Chính vì lý do này, mỗi ngày tắm rửa, tốt nhất bạn nên dành ít thời gian để làm sạch rốn. Mặc dù đây là bộ phận nhỏ, không “lộ thiên” và thường bị xem nhẹ về vai trò của nó đối với sức khỏe nhưng nếu không cẩn thận giữ gìn, nhiều bệnh tật cũng có thể phát sinh từ rốn do không được vệ sinh đúng cách.

Biết cách xử lý đặc thù ở vùng da cục bộ bên trong rốn

Để loại bỏ lớp chất bẩn màu đen trong rốn, bạn có thể dùng một cây tăm bông nhúng nước sạch, sau đó nhẹ nhàng chà xát và làm sạch rốn. Ngoài ra, thấm một ít dầu oliu hoặc một số sản phẩm thuốc tiêu viêm để làm mềm lớp bẩn này sẽ khiến việc vệ sinhh càng dễ dàng hơn và ít tổn thương làn da rốn hơn.


Nguồn: Báo Em Đẹp