Bé trai 1 tuổi hay gãi đầu, người mẹ thấy không ổn nên đã đưa con đến bệnh viện, bác sĩ nói: 'May mà chị đưa con đến kịp!'

ngày 24/11/2021

Khi còn nhỏ, khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn hiện. Vì vậy, bé không thể mô tả được các vấn đề của mình.

Khi còn nhỏ, khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện. Bé không biết cách mô tả vấn đề của mình với cha mẹ mà chỉ có thể khóc và có một số hành động lạ. Con trai chị Cẩm vừa tròn 1 tuổi. Trước kia, bé rất nhanh nhẹn, ham vận động. Nhưng gần đây, chị phát hiện bé có cử động lạ, đó là luôn thích gãi đầu.

Lúc đầu, thấy bé cứ sờ đầu và gãi đầu, chị Cẩm thấy rất buồn cười. Nhưng sau vài ngày, chị cho rằng có lẽ mình đã vệ sinh không đúng cách nên khiến trẻ bị ngứa đầu. Chị đã cố gắng gội đầu cho con thật kỹ. Tuy nhiên, sau đó, bé vẫn hay gãi đầu. Người mẹ mới nhận ra rằng có điều gì bất thường với con trai và đã đưa con đi bệnh viện khám bệnh.

Sau khi nghe chị mô tả chi tiết vấn đề, bác sĩ đã kiểm tra cho trẻ. Sau khi khám, bác sĩ nói: 'May là chị đưa con đến kịp.' Hóa ra, cậu bé bị viêm tai giữa. Nhưng bé chẳng biết làm sao để mô tả vấn đề của mình với mẹ nên hay sờ, gãi đầu. Bác sĩ nói tình trạng của em bé được phát hiện sớm nên không quá nghiêm trọng và có thể phục hồi nhanh chóng, miễn là bé được chăm sóc cẩn thận.

Một số thói quen của phụ huynh gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ

1. Cho bú nằm

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ rất có thể liên quan đến tư thế bú của trẻ. Một số bậc phụ huynh không để ý khi cho con bú. Họ cho con bú nằm dẫn đến chất lỏng chảy đến ống Eustachian gây xuất hiện tình trạng viêm tai giữa. Vì vậy, người mẹ cần cố gắng nâng cao đầu cho trẻ khi cho bé bú.

2. Có người hút thuốc ở nhà

Một số người thích hút thuốc và họ không chú ý sau khi có con ở nhà và họ thường hút thuốc trước mặt bọn trẻ. Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, hít phải quá nhiều khói thuốc sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa và các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, trong gia đình có trẻ em, các thành viên trong gia đình phải tránh hút thuốc.

Những điều bố mẹ nên làm để bé lớn lên khỏe mạnh

1. Khám sức khỏe định kỳ

Nhiều người cho rằng trẻ sinh ra thường khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì. Nhưng kỳ thật, trẻ cần được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

2. Cho trẻ đi khám kịp thời nếu có vấn đề

Như chúng ta đã biết, trước khi trẻ biết nói, cha mẹ phải hết sức chăm sóc trẻ. Vì lúc này khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện, bé khó có thể nói ra những vấn đề của bản thân mình. Vì vậy, ngay khi phát hiện các vấn đề ở trẻ, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

3. Tham khảo kiến thức nuôi dạy con

Các bậc phụ huynh ngày nay cần tham khảo ý kiến trên sách, báo có uy tin. Chớ nên nuôi con, chữa bệnh cho con một cách mù quáng mà gây họa cho con.

Nguồn: https://emdep.vn/nuoi-con/be-trai-1-tuoi-hay-gai-dau-nguoi-me-thay-khong-on-nen-da-dua-con-den-benh-vien-bac-si-noi-may-ma-chi-dua-con-den-kip-20211122173102259.htm