Ăn hạt dẻ thay cơm, cô gái khiến dạ dày tiết axit quá mức dẫn đến viêm loét nặng, cuối cùng xuất huyết dạ dày.
Mùa đông là mùa của hạt dẻ, có thể nói đây chính là món ngon "phiên bản giới hạn của mùa đông". Thịt hạt dẻ vàng ruộm, vị bùi, ngọt, mềm và thanh, ăn một lần là nhớ mãi. Thế nhưng, dù hạt dẻ có ngon thế nào, khuyên bạn nên ăn với lượng vừa phải, nếu không dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây xuất huyết dạ dày. (Ảnh minh họa)
Mới đây, một cô gái 25 tuổi ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, vì rất thích ăn hạt dẻ nên hầu như ngày nào cũng mua vài lạng hạt dẻ nướng để ăn. Hậu quả là vài ngày trước, cô gái bất ngờ xuất hiện các triệu chứng ê ẩm, đau bụng kèm theo nôn mửa và tiêu chảy, trong chất nôn có thể thấy những vệt máu.
Quá sợ hãi, cô gái quyết định đến bệnh viện để nội soi dạ dày, kết quả phát hiện cô bị viêm loét dạ dày nghiêm trọng dẫn đến xuất huyết dạ dày. Tại sao lại như vậy? Ăn hạt dẻ thực sự sẽ khiến dạ dày xuất huyết, có đúng hay không?
Theo phân tích của bác sĩ điều trị, hàm lượng tinh bột trong hạt dẻ cao tới 42,2%, là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Hơn nữa, chất xơ có trong hạt dẻ khác với cấu trúc chất xơ của mì gạo và rau, nó chứa một lượng lớn carbohydrate khó tiêu hóa.
Một khi ăn quá nhiều hạt dẻ, dạ dày không kịp tiêu hóa sẽ tạo nên gánh nặng. Đồng thời, vi khuẩn trong ruột sẽ tạo lên men, sinh ra khí gây đầy hơi.
Hơn nữa, bản thân hạt dẻ chứa nhiều chất bột đường, đặc biệt là hạt dẻ chiên đường, khi nạp quá nhiều đường vào dạ dày sẽ kích thích tiết axit dạ dày, đặc biệt những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, ăn uống khó tiêu nên chú ý ăn ít món ngon này.
Nếu không, cũng giống như cô gái ở Vũ Hán, ăn quá nhiều hạt dẻ sẽ gây tiết axit dạ dày quá mức và tăng gánh nặng cho dạ dày, trường hợp nặng gây xuất huyết dạ dày. Bác sĩ cũng khuyến cáo, ngoài những người bị viêm loét dạ dày, khó tiêu thì những đối tượng sau đây cũng nên ăn ít hạt dẻ:
Những người tỳ vị hư yếu, những người mắc chứng huyết hư như nôn ra máu, lẫn máu trong phân, người bị bệnh tiểu đường, phụ nữ có thai và trẻ em bị táo bón. Thêm vào đó, khi ăn hạt dẻ cần chú ý nhai và nuốt từ từ để hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng.
Những người cần giảm cân, nếu đã ăn chính thì không nên ăn thêm hạt dẻ. Nếu muốn ăn thì hãy lấy hạt dẻ thay món chính.
Hơn nữa, ngay cả khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, tốt nhất cũng không nên ăn quá 10 hạt dẻ/ngày. Đặc biệt, nếu chức năng tiêu hóa của dạ dày và ruột yếu sẵn, nên giảm lượng sao cho phù hợp.
Cuối cùng, hạt dẻ tuy ngon nhưng đừng tham, chú ý đến an toàn của bản thân, nấu nướng khoa học, ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng mới là chìa khóa để sống lâu, sống khỏe.
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/doi-song/an-hat-de-kieu-nay-da-day-xuat-huyet-lien-tuc-1613521.html