Bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có nguy hiểm không?

ngày 18/11/2021

Bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có nguy hiểm không là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu trong thời điểm hiện nay.

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh được chia thành nhiều cấp độ trong đó cấp độ 2 là khi bệnh đã bắt đầu biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng nên nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Vậy gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị?

1. Các cấp độ của gan nhiễm mỡ

Thông thường ở người trưởng thành, lá gan chứa một trọng lượng mỡ nhất định, chiếm từ 3 đến 5% trọng lượng của gan. Nếu lượng chất béo này vượt quá mức trên là bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh khá nguy hiểm do có thể dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm như suy gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ được chia thành 3 giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Do đó việc tìm hiểu về các giai đoạn. cấp độ của bệnh sẽ giúp bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm để có cơ hội hồi phục cao. Các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:

Gan nhiễm mỡ khá nguy hiểm do có thể dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm như suy gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan (Ảnh: Internet)

Những triệu chứng này khá phổ biến ở người lớn trong thời điểm hiện nay do làm việc quá sức, làm việc trong thời gian dài,… Chính vì vậy, bệnh chỉ được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ở giai đoạn này được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh khỏi và lá gan có cơ hội cao để phục hồi nguyên trạng.

- Cấp độ 1. Đây là giai đoạn đầu và là giai đoạn nhẹ nhất. Lúc này người bệnh hầu như chưa có biểu hiện bất thường ra bên ngoài nên người bệnh thường không phát hiện ra ở giai đoạn này. Đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy người mệt mỏi, ăn không ngon miệng hay thi thoảng đau bụng không rõ lý do.

- Cấp độ 2. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện cụ thể hơn như người mệt mỏi, chán ăn kéo dài. Đôi khi bệnh nhân cũng có cảm giác đau bụng hoặc nhấn tay vào vị trí lá gan thấy đau.

- Cấp độ 3. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ với các biểu hiện như mệt mỏi kéo dài, chán ăn, vàng da, vàng mắt, đau hạ sườn phải thường xuyên,… Nếu không được điều trị ngay, bệnh có thể tiến triển thành suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan rất nhanh.

2. Bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có nguy hiểm không?

Như chúng ta đã biết, cấp độ 2 là một giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 mức độ nhẹ và nặng của gan nhiễm mỡ. Ở cấp độ 1, khả năng hồi phục của gan là rất cao, đến cấp độ 3 thì các bệnh nguy hiểm về gan như viêm gan, xơ gan hay ung thư gan sẽ tiến triển rất nhanh. Vậy bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có nguy hiểm không?

Ở cấp độ 2, khả năng hồi phục của gan vẫn có nhưng còn tùy vào thời điểm phát hiện và khả năng của người bệnh mà bệnh có nguy hiểm hay không. Tại thời điểm này, lượng mỡ trong gan đã chiếm từ 10 đến 20% tổng khối lượng gan. Biểu hiện của bệnh tuy chưa thực sự rõ ràng nhưng vẫn có thể phát hiện ra được.

Gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành các bệnh nguy hiểm về gan như viêm gan, xơ gan hay ung thư gan(Ảnh: Internet)

Xét về mức độ nguy hiểm thì gan nhiễm mỡ cấp độ 2 chưa nguy hại đến tính mạng. Nhưng không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến sang cấp độ 3 rất nhanh. Từ đây, bệnh gan nhiễm mỡ rất khó điều trị và để lại nhiều biến chứng.

3. Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có chữa được không?

Trên thực tế hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị đối với gan nhiễm mỡ. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là sử dụng các liệu pháp y tế kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập. Trong đó, tùy vào từng tình trạng của mỗi bệnh nhân mà liệu pháp y tế được áp dụng sẽ khác nhau.

Đối với người bệnh mắc gan nhiễm mỡ cấp độ 3, cần được chẩn đoán cụ thể bởi các bác sĩ chuyên khoa để có thể đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần phải thay đổi chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng như luyện tập thể dục thể thao thường xuyên hơn để hỗ trợ việc điều trị.

Nên bổ sung các thực phẩm có tính mát gan, chứa hoạt chất có khả năng thải độc tốt như các thực phẩm có màu đỏ, màu xanh. Người bệnh cũng cần hạn chế tối đa uống rượu, bia, đồ uống có ga và không sử dụng các chất kích thích.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên, mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol cũng cần hạn chế để gan có thể phục hồi đồng thời tránh ăn các nhóm gia vị nhiều cay nóng.

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/benh-gan-nhiem-mo-cap-do-2-co-nguy-hiem-khong-412021181174227886.htm